Trong tất cả những chiến lược Marketing của thời đại, Marketing mix cùng với mô hình 4P và 7P được đánh giá là phổ biến và phù hợp với nhiều doanh nghiệp nhất. Để hiểu rõ hơn về các loại chiến lược Marketing này, cùng Digi Hero phân tích trong bài viết dưới đây nhé !
Tìm Hiểu Về Các Khái Niệm: Marketing Mix, 4P Và 7P
Marketing mix là gì?
Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là việc doanh nghiệp sử dụng phối hợp nhiều công cụ và phương thức để đạt được mục tiêu tiếp thị.
Marketing Mix được đưa ra bởi một giáo sư Marketing tại Đại học Harvard năm 1948. Sau đó nó phát triển lên mô hình Marketing Mix 4P vào năm 1960. Sau này, mô hình 4P được hoàn thiện và mở rộng với mô hình 7P. Vậy nên bản chất của ba khái niệm: Marketing Mix, 4P và 7P có sự liên quan mật thiết với nhau.
Marketing Mix giúp doanh nghiệp cung cấp đúng sản phẩm, đúng nơi, đúng giá và đúng thời điểm tới khách hàng mục tiêu. Trong khi đó, đứng ở vị trí khách hàng, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức nếu đi theo mô hình Marketing mix.
Mô hình 4P
Mô hình 4P là công thức tổng quan nhất trong một chiến dịch Marketing. Dạng mô hình này “trộn lẫn” 4 yếu tố gồm: Product (Sản phẩm) – Price (Giá cả) – Place (Địa điểm) – Promotion (Quảng bá).
Để triển khai mô hình 4P, cần trả lời các câu hỏi sau:
- Product (Sản phẩm): Doanh nghiệp đang bán cái gì? (giá trị vô hình, hữu hình)
- Price (Giá): Giá cho các sản phẩm là bao nhiêu?
- Place (Địa điểm): Khách hàng có thể nhìn thấy và mua sản phẩm ở đâu?
- Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Mô hình 7P
Mô hình 4P và 7P có gì khác biệt? 7P là phần mở rộng của mô hình 4P. Vậy nên ngoài những yếu tố nên trên, bạn cần phải chú ý cả: People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng) khi thực hiện chiến dịch theo mô hình 7P.
Mô hình 7P là chiến lược toàn diện và hiệu quả hơn. Để thực hiện chiến dịch này, ngoài 4 câu hỏi của 4P, doanh nghiệp cần phải bổ sung các câu hỏi:
- People: Nhân sự đang gặp vấn đề gì? Làm gì để khắc phục?
- Physical Evidence:Thông tin liên quan đến trải nghiệm khách hàng. Làm thế nào để cải thiện chất lượng?
- Processes: tối ưu hóa quy trình cung ứng bằng trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại.
Vai trò của Marketing Mix: 4P và 7P trong thời đại số
Khi nói về các chiến lược tiếp thị hiệu quả, không khó để nhận ra Marketing Mix là chiến lược bao trùm và có sức ảnh hưởng nhất. Vai trò của Marketing Mix với doanh nghiệp được thể hiện ở 4 khía cạnh như sau:
Mô hình 4P và 7P với doanh nghiệp
Marketing mix tạo nên các mối liên kết mạnh mẽ giữa các công cụ kỹ thuật số. Giúp tăng thêm sức mạnh máy móc, giảm bớt sức nặng về phía nhân lực. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, tăng chỉ số ROI (tỷ suất hoàn vốn) cao hơn.
Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào những đặc điểm nổi bật và lợi ích độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó đưa ra những giải pháp và định vị nó trong tâm, trí khách hàng.
Trong thời đại kỹ thuật số, Marketing mix giúp doanh nghiệp hoạch định đường lối đúng đắn đối phó với sự biến động của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Thương hiệu sẽ đến gần với người mua hàng hơn.
Mô hình 4P và 7P với người tiêu dùng
Marketing mix đem đến nhiều lợi ích, mà thấy rõ nhất chính là sự tiện lợi và chinh xác. Khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng nâng cao, con người càng kĩ tính trong việc chọn sản phẩm và không thích việc mất thời gian lãng phí để tìm những thông tin vô bổ. Marketing mix sẽ là giải pháp giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức nhưng lại cho ra những tìm kiếm hài lòng nhất.
Mô hình 4P và 7P với xã hội
Thời đại tiêu dùng nhanh với nhịp sống bận bịu và luôn đổi mới, Marketing Mix là cách để doanh nghiệp luôn theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng lại dùng Marketing Mix để bắt kịp xu hướng thị thường. Bộ ba yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự phát triển không ngừng của xã hội.
Bên cạnh chú trọng phát triển kinh tế, Marketing Mix còn góp phần xây dựng các hoạt động cộng đồng vì mục đích phát triển xã hội.
Ví dụ: TH true MILK, vấn đề môi trường và phúc lợi xã hội.
Chắc hẳn bạn đều biết ông lớn ngành sữa này có slogan “ Vì sức khỏe cộng đồng” cùng với những chiến dịch phát triển cộng đồng như: Sữa học đường, Thu Gom Vỏ Hộp, Lan Tỏa Sống Xanh.
Thông qua các chiến dịch, TH true MILK đã thay đổi nhận thức của nhiều thế hệ về vấn đề uống sữa, bảo vệ môi trường sống trong lành. Đó là những giá trị cộng đồng đến từ thành công của ứng dụng Marketing Mix.
Phân Biệt Chiến Lược 4P Và 7P Trong Marketing
Mô hình 4P và 7P đều là mô hình Marketing mix. Bản chất là “anh em” nên nhiều marketer mới vào nghề sẽ có sự nhầm lẫn khi thực hiện hai chiến dịch này. Bạn nên nhớ rằng Marketing 4P luôn là phần cốt lõi, còn mô hình 7P chính là phần mở rộng. Vì vậy từng loại chiến dịch Marketing khác nhau sẽ cần một mô hình tiếp thị phù hợp.
Cụ thể:
- 4P thường được áp dụng với sản phẩm hàng hóa thông thường. Trong khi đó 7P thường được sử dụng khi sản phẩm là dịch vụ.
- Mô hình 4P quan tâm tới những những yếu tố tại thời điểm bán sản phẩm. Điều này làm giảm vai trò của khách hàng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Mô hình 7P chính là giải pháp toàn diện từ sản phẩm cho đến dịch vụ trước – trong – sau bán, cũng như phát triển thương hiệu.
Tuy nhiên, cả Marketing Mix 7P và 4P đều lấy yếu tố con người làm chủ đạo trong các chiến dịch quảng bá. Vậy nên chiến dịch nào tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận của người sử dụng sẽ được ưu tiên hơn.
Marketing 4P và 7P Được Ứng Dụng Rộng Rãi Trong Các Thương Hiệu Như Thế Nào?
4P và 7P là các chiến lược phát triển chưa bao giờ lỗi thời. Và trong suốt chiều dài của ngành Marketing, bạn có thể dễ dàng nhận ra nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã áp dụng phương pháp Marketing này và đạt thành công vang dội.
Chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk
- Product (Sản phẩm): Tuy xuất phát điểm là một công ty bán sữa, nhưng Vinamilk luôn tập trung vào đa dạng mặt hàng có chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Họ không chỉ sản xuất sữa tươi thông thường mà còn mở rộng phát triển các sản phẩm từ sữa. Ví dụ như sữa bột, sữa chua, sữa đặc, kem, probi,…
- Price: Vinamilk có một phổ giá rộng. Họ cung cấp một danh sách đa dạng có đầy đủ giá từ phổ thông đến cao cấp. Điều này cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong tầm giá khác nhau. Thương hiệu có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
- Promotion: Hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng là những thứ được Vinamilk chú trọng đẩy mạnh. Nửa đầu năm 2023, tập đoàn này chi 430 tỷ VND cho chi phí quảng cáo và duy trì hình ảnh. Ngoài các yếu tố marketing online, Vinamilk còn thường xuyên tài trợ các sự kiện thể thao và văn hóa. Việc tổ chức các hoạt động cộng đồng để tăng cường tầm nhìn và giá trị của thương hiệu.
- Place: Vinamilk xây dựng hệ thống phân phối rộng lớn với hơn chục nghìn đại lý, siêu thị trên khắp cả nước. Họ dễ tiếp cận các phân khúc khách hàng khác nhau, và mở rộng thị trường xuất khẩu tới các quốc gia trong khu vực.
Chiến lược Marketing Mix 7P của Coca – Cola
Ông lớn Coca – Cola từng thực hiện cả mô hình 4P và 7P. Cụ thể:
- Product: Sản phẩm chính của Coca Cola là loại nước giải khát thông thường, phổ biến. Người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụngtrong các món ăn, trong các dịp kỷ niệm và tụ họp.
- Price: Giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số đối tượng khách hàng bình dân. Chiến lược giá cả của Coca-cola đẩy mạnh doanh số bán hàng cao với giá thành rẻ.
- Place: Coca Cola định hướng bao phủ sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm được sản phẩm của họ ở bất cứ nơi đâu. Đó có thể là máy bán hàng tự động, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng trực tuyến…
- Promotion: Chiến lược của Coca – Cola là phủ quảng cáo. Họ sử dụng cả kênh tiếp thị bản địa để truyền thông. Ở Việt Nam, bất kể bạn đi ra các quán ăn, quảng cáo, cột điện hay tiệm cơm bình dân, bạn đều có thể bắt gặp hình ảnh của Coca – Cola.
- Packaging: Vỏ chai sành với những nếp gấp ở cổ chai mà Coca tung ra đã thực sự tạo nên sự bùng nổ trong thị trường FMCG thời điểm bấy giờ. Ngoài ra, họ còn luôn sáng tạo bao bì mới mà không làm mất đi đặc trưng của Coca.
- Positioning: Coca-Cola định vị chính mình với niềm vui. Trong tất cả các chiến dịch hay quảng cáo, họ đều khuyến khích cảm giác gắn kết giữa các người dùng. Kết quả là, Coca-Cola trở thành một biểu tượng của hạnh phúc, kỷ niệm với bạn bè và gia đình.
- People: Tất cả mọi người đều là khách hàng mục tiêu.
Chiến lược Marketing Mix 4P của Starbucks
- Product: Định vị là một hãng cà phê cao cấp, Starbucks tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm cà phê chất lượng cao. Công ty tạo ra một danh mục sản phẩm đa dạng. Bao gồm cà phê espresso, cà phê americano, trà, đồ ăn nhẹ…
- Price: Starbucks có mức giá cao hơn so với các thương hiệu cà phê khác. Chiến lược giá này không hề đắt cho một ly cà phê. Bởi Starbucks còn đêm đến cho khách hàng nhiều giá trị khác xứng với mức giá này.
- Place: Tận dụng nhượng quyền thương mại và bán lẻ trực tuyến, Starbucks mở rộng mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn cầu.
- Promotion: Starbucks chạy các chiến dịch quảng cáo như truyền hình và tạp chí, đi kèm với khuyến mãi và quà tặng. Starbucks cũng có một chương trình thành viên thân thiết để khách hàng tích điểm để đổi lấy các ưu đãi.
Chiến lược Marketing Mix 7P của Apple
Năm 2023, Apple đạt vốn hóa thị trường lên tới 3 nghìn tỷ đô la. Con số này đã đưa gã khổng lồ trong ngành công nghệ trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Trong quý I/2022, Apple đã tạo ra hơn 97 tỷ đô la doanh thu.
Chiến lược Marketing Mix 4P và 7P của Apple được thể hiện:
- Product: Apple tạo ra một hệ sinh thái nơi có nhiều loại sản phẩm cho khách hàng chọn lựa. Trong đó, iPhone, IPad, hay Macbook là những sản phẩm hàng đầu.
- Price: Chiến lược giá của Iphone chính là mặt hàng cao cấp thể hiện đẳng cấp người dùng.
- Place: Apple phân phối sản phẩm cho Apple store đầu tiên (cả cửa hàng vật lý và trực tuyến). Sau đó đến các nhà cung cấp khu vực và các nhà phân phối được ủy quyền của Apple.
- Promotion: Mỗi lần ra một dòng sản phẩm mới, Apple lại tạo ra các chiến dịch quảng cáo xuất sắc gây tiếng vang trên toàn thế giới.
- Packaging: Apple duy trì thiết kế đơn giản và sạch sẽ từ vỏ hộp đến điện thoại. Điều này làm tăng trải nghiệm sang trọng cho khách hàng.
- Positioning: Ba nguyên tắc cốt lõi của Apple là: đơn giản, sáng tạo và nhân văn. Phong cách này giúp người dùng của họ có trải nghiệm cải thiện công việc nhờ vào điện thoại Iphone.
- People: Thị trường chính của Apple là những người có thu nhập trung/cao. Họ không ngại trả giá cao để có trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Kết luận
Marketing mix, 4P và 7P đều thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Dù bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, hoạch định chiến lược ta sao, hãy khéo léo sử dụng 4P và 7P để mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất nhé! Hi vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp ích cho hoạt động kinh doanh của bạn
Để tìm hiểu thêm về các bài viết Marketing, hãy theo dõi Digi Hero Agency nhé!