6 Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử phổ biến nhất!

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là 1 trong những yếu tố nền tảng để tạo lập những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và xu hướng số hóa trong xã hội. Cụ thể khái niệm và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử như thế nào, hãy cùng Digi Hero khám phá nhé!

1. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model) là hoạt động kinh doanh cho phép hoạt động trao đổi giữa người bán và người mua qua hình thức trực tuyến. 

2. 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất

Hiện nay, có 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến:

2.1. Mô hình B2B (Business to Business)

Đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong mô hình này, các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho các công ty, tổ chức khác thay vì bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ điển hình là các trang web như Amazon, Lazada và Tiki.

Grand View Research đã báo cáo rằng thị trường thương mại điện tử B2B ước tính đạt 18.665,5 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 18,2% mỗi năm từ năm 2024 đến năm 2030.

2.2. Mô hình B2C (Business to Consumer)

B2C là mô hình kinh doanh thương mại điện tử, trong đó các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến trong bối cảnh thương mại điện tử.

Vài năm trước ở Việt Nam, kinh doanh thương mại điện tử B2C chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Thậm chí không xuất hiện một website thương mại điện tử nào thực sự đứng đầu. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đã xuất hiện những doanh nghiệp thành công và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng người dùng trong nước. 

2.3. Mô hình B2G (Business to Government)

B2G là mô hình kinh doanh trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính phủ hoặc khối hành chính công. Nó bao gồm việc sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch mua bán công, thủ tục cấp phép, và các hoạt động khác liên quan đến chính phủ. 

Hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp cho chính phủ những sản phẩm và dịch vụ như: hệ thống quản lý nhân sự và đào tạo, phần mềm quản lý tài chính, hệ thống quản lý dự án và công trình, giải pháp an ninh thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo, và phân tích dữ liệu.

2.4. Mô hình C2C (Consumer to Consumer)

C2C được hiểu là mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Ví dụ: Một người bán ô tô của mình cho người khác, đó là giao dịch C2C.   

Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh tính đến hiện tại. Phổ biến nhất của mô hình này là các sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng,…

Mô hình C2C xuất hiện ngày càng nhiều

2.5. Mô hình C2B (Consumer to Business)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2B là mô hình liên quan đến việc người tiêu dùng bán hàng hóa và dịch vụ cho các công ty. 

Ví dụ về mô hình C2B rất phổ biến hiện nay là Freelancer, Influencer… Người viết bài, nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa,… cung cấp sản phẩm của họ cho các doanh nghiệp. Hay là influencer quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên mạng xã hội và nhận hoa hồng từ doanh nghiệp.

2.6. Mô hình C2G (Consumer to Government)

C2G là hình thức kinh doanh trực tuyến trong đó người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với chính phủ hoặc các cơ quan hành chính công. Người tiêu dùng có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để thực hiện các giao dịch. 

Ví dụ: Người tiêu dùng có thể thanh toán thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ, phí cấp giấy phép,… trực tuyến thông qua các cổng thanh toán điện tử của chính phủ.

3. Các lưu ý để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả

3.1. Chọn lựa sàn thương mại điện tử phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều sàn thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, người bán nên lựa chọn nền tảng phù hợp với khách hàng mục tiêu cũng như sản phẩm của mình. Sự phổ biến của các sàn thương mại điện tử khiến cho việc xây dựng và phát triển sàn thương mại điện tử trở thành 1 phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing của mỗi doanh nghiệp.

Nếu như bạn muốn kinh doanh trang sức nữ thì nên lựa chọn Shopee. Còn nếu như kinh doanh sách thì Tiki là một nền tảng không thể nào hoàn hảo hơn. Trong trường hợp kinh doanh điện tử thì Lazada là phù hợp hơn cả.

Phải cân nhắc kĩ khi lựa chọn nền tảng bán hàng

3.2. Nội dung và hình ảnh sản phẩm nên chỉn chu

Không giống như mua hàng trực tiếp, mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thì khách hàng chỉ có thể tiếp xúc với hình ảnh sản phẩm. Vì vậy, để thu hút khách hàng thì đầu tư nội dung và hình ảnh rất cần thiết. 

Sau đây là một vài lưu ý: 

  • Hình ảnh rõ nét, chân thực, chụp đủ mọi góc từ tổng quan đến chi tiết của sản phẩm. Để từ đó, khách hàng dễ dàng hình dung một cách chính xác nhất. 
  • Mô tả sản phẩm đầy đủ, chi tiết với các thông tin như: Hình dạng, công dụng, kích thước, cách sử dụng, cách thức mua hàng, chính sách bảo hành và đổi trả… Do đó mọi thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp, đồng thời tăng tỷ lệ mua hàng và hạn chế tình trạng hoàn trả. 
  • Nội dung về sản phẩm cần đạt chuẩn SEO thông qua các từ khóa để dễ dàng tăng độ nhận diện trong suy nghĩ của khách hàng.

3.3. Tăng lòng tin của khách hàng qua sự tinh tế

Sự tinh tế đến từ chính sản phẩm của bạn. Sản phẩm phải giải quyết được nhu cầu thiết yếu và mang lại giá trị cho khách hàng. Việc luôn nâng cấp, cải thiện chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng là một điều cần thiết.

Ngoài ra, thái độ phục vụ của bạn cũng làm nên sự tinh tế trong mắt khách hàng. Việc tận tâm tư vấn và hỗ trợ, giải quyết vấn vấn đề của khách hàng sẽ làm tăng thêm niềm tin của họ. Một khi đã có được lòng tin thì chắc chắn bạn sẽ có được một tệp khách hàng trung thành. Xa hơn nữa là tệp khách hàng tiềm năng thông qua giới thiệu của khách hàng cũ. 

Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu

3.4. Thực hiện chiến lược giá khôn ngoan

Giá quá cao hay quá thấp không phải là chiến lược tốt trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Bạn nên lựa chọn mức giá phù hợp nhất với chất lượng của sản phẩm của mình. Tránh việc giá quá cao hay phá giá đều sẽ không thu lại lợi nhuận tốt.

Hoặc nếu như giá của bạn bằng với giá của đối thủ cạnh tranh, việc áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến mãi cũng là một cách hiệu quả. Tâm lý khách hàng luôn mong muốn nhận được nhiều hơn số tiền mà mình bỏ ra. Do đó khuyến mãi sẽ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm. Khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử, bạn nên có mã giảm giá cho các khách hàng mới để gây hứng thú, vui vẻ đối với họ khi lần đầu sử dụng sản phẩm.

Ngoài các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng online như Facebook hay TikTok cũng được rất nhiều người bán hàng và doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Đặc biệt là TikTok – nền tảng mạng xã hội ra mắt sau nhưng lại rất phù hợp với hình thức bán hàng livestream. Nếu bạn đang tìm hiểu về TikTok và muốn xây dựng kế hoạch phát triển kênh TikTok toàn diện, hãy tham khảo Giải pháp TikTok toàn diện của Digi Hero – Đối tác chính thức hàng đầu của TikTok tại Việt Nam!

Hy vọng với bài viết trên bạn đã có được những thông tin hữu ích về 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được những lưu ý quan trọng khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Đừng quên theo dõi Digi Hero để đọc những bài viết mới nhất về Digital Marketing nhé! Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan