Các Khó Khăn Khi Tiếp Cận Khách Hàng Thường Gặp

khó khăn khi tiếp cận khách hàng

Trong kinh doanh, khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất. Khách hàng là nguồn doanh thu giúp doanh nghiệp tồn tại. Vậy nên việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng cũng là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Với người mới có muôn vàn khó khăn khi tiếp cận khách hàng mà không lường trước được. Vậy nên trong bài viết này DigiHero sẽ giúp bạn giái đáp một số thắc mắc quanh vấn đề khó khăn khi tiếp cận khách hàng.

khó khăn khi tiếp cận khách hàng
Khó khăn khi tiếp cận khách hàng

Khó khăn khi tiếp cận khách hàng

Thời đại công nghệ số đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Sự phát triển của internet và các nền tảng trực tuyến đã mở ra nhiều cách tiếp cận và tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, cùng với cơ hội đó, cũng có sự cạnh tranh khốc liệt và làm phức tạp việc tiếp cận khách hàng. Không chỉ đơn giản là tìm kiếm khách hàng có thể tạo ra chuyển đổi. Doanh nghiệp phải cạnh tranh để nổi bật trong biển thông tin trực tuyến và phải xác định đúng đối tượng mục tiêu để tiếp cận họ một cách hiệu quả.

Theo đó, ở mỗi giai đoạn tiếp cận khách hàng các doanh nghiệp đều sẽ gặp những khó khăn riêng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Giai đoạn nhận biết:

Việc nhận biết một cách thụ động từ khách hàng thường thách thức hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Giai đoạn thu hút:

Nguồn lực hạn hẹp, vốn mỏng nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó để tạo ra sức hút lớn đối với khách hàng tiềm năng. 

+ Giai đoạn tìm hiểu:

Khách hàng sẽ tự chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, đối với đơn vị không có kênh truyền bá chuyên nghiệp của mình chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục và tạo lòng tin với khách hàng.

+ Giai đoạn hành động và ủng hộ:

Nếu đã đi đến bước này thì khách hàng tiềm năng họ đã quyết định mua sắm của mình một cách rõ rệt. Lúc này họ đã trở thành khách hàng nhưng để biến họ thành khách hàng trung thành là rất khó, do trải nghiệm mua sắm không thực sự tốt.

Kế hoạch tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất

Nhớ rằng kế hoạch tiếp cận khách hàng nên được linh hoạt và thích nghi theo thời gian để đảm bảo hiệu suất tốt nhất và đáp ứng được sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn: Khả năng hiểu sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cũng như có thể giải quyết mọi thắc mắc hoặc câu hỏi từ phía khách hàng, sẽ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng và uy tín. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi quyết định mua sắm hoặc hợp tác với bạn. Thể hiện rõ sự chuyên nghiệp và làm tăng khả năng thành công trong việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Tìm hiểu khách hàng: Hãy xác định khách hàng của mình là ai và khách hàng của mình đang ở đâu? nhu cầu của khách hàng là gì? mong muốn của khách hàng ra sao? Tìm hiểu cụ thể về khách hàng giúp bạn tạo ra chiến dịch tiếp cận dựa trên thông tin thực tế và hiểu rõ sâu hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Giúp tối ưu hóa kế hoạch tiếp cận và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng.
  • Tìm hiểu các vấn đề khách hàng đang gặp phải: Tìm hiểu vấn đề hoặc “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận họ một cách hiệu quả. Khi bạn hiểu rõ những thách thức mà họ đang đối diện, bạn có thể tạo ra giải pháp và thông điệp tiếp thị phù hợp.
  • Xây dựng hành trình khách hàng: Xây dựng hành trình khách hàng giúp bạn tạo ra một chiến dịch tiếp cận toàn diện và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Từ lúc họ đầu tiên biết đến thương hiệu của bạn đến khi họ trở thành khách hàng trung thành.
  • Đo lường và đánh giá: Xác định xem có hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không.

Quy trình tiếp cận khách hàng

Quy trình giải quyết các khó khăn khi tiếp cận khách hàng sẽ diễn ra theo nhiều khâu. Tập trung vào từng khâu trong quy trình tiếp cận khách hàng giúp bạn xác định, hiểu rõ, và tối ưu hóa từng phần của chiến dịch tiếp cận. Đồng thời giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 1: Xây dựng lòng tin với khách hàng

Đây có thể coi là nền mòng để tiến hành các giao dịch trong tương lai. Lòng tin là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quyết định mua và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cách bạn tạo dựng lòng tin có thể thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì sự trung thực trong giao dịch.

Bước 2: Tạo dựng mối quan hệ khách hàng

Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng là một phần quan trọng để đảm bảo sự liên tục và sự hỗ trợ trong tương lai:

  1. Lắng nghe khách hàng
  2. Gửi thông điệp rõ ràng và liên tục
  3. Tạo trải nghiệm tốt
  4. Giải quyết vấn đề
  5. Tạo chương trình khuyến mãi

Bước 3: Tìm kiếm thông tin khách hàng

Việc tìm kiếm thông tin khách hàng là quan trọng để hiểu họ và tạo mối quan hệ cá nhân hóa. Dữ liệu tìm kiếm từ cả kênh online và offline có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về khách hàng. 

Bước 4: Đề xuất hành động

Bước này bạn cần phải có những đề xuất hành động cụ thể để có thể thuyết phục họ mua sắm sản phẩm của mình. Điều quan trọng là đề xuất của bạn phải được tạo ra để giúp khách hàng thấy rằng họ đang đưa ra một quyết định thông minh khi mua sắm của bạn.

Bước 5: Tìm sự kết nối với khách hàng

Chính sự gắn kết lâu dài với khách hàng là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt và đảm bảo sự trung thành trong tương lai.

Bật mí 5 sai lầm về cách tiếp cận khách hàng bạn nên biết

Những sai lầm này thường xảy ra khi doanh nghiệp không nhìn xa trước và chỉ quan tâm đến kết quả ngay lập tức. Rất nhiều doanh nghiệp và đặc biệt là bộ phận bán hàng do quá chú trọng việc hướng đến các con số có thể mắc vào 5 sai lầm như sau:

Sai lầm 1

Sai lầm này là một trong những sai lầm phổ biến trong tiếp cận khách hàng. Việc tập trung vào chức danh và vị trí công việc của khách hàng thường không đảm bảo rằng bạn hiểu được nhu cầu và mong muốn cụ thể của họ. Thay vào đó, nên tập trung vào hành vi và nhu cầu thực sự của khách hàng, bằng cách lắng nghe và tương tác với họ.

Sai lầm 2

Bỏ qua nghiên cứu: Nếu bạn bỏ qua nghiên cứu và dựa vào đánh giá chung chung, bạn có thể không chỉ tiêu hao thời gian và nguồn lực mà còn có nguy cơ đưa ra đề xuất hoặc sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực sự của khách hàng. Việc đầu tư thời gian và tài nguyên vào nghiên cứu khách hàng sẽ giúp bạn xác định rõ pain points của họ, từ đó tạo ra giải pháp và đề xuất có thể giúp họ thấy rằng bạn đang giải quyết vấn đề của họ, và đây là cách để xây dựng lòng tin và mối quan hệ lâu dài.

Sai lầm này thường bị mắc phải do thiếu kinh nghiệm cũng như phương pháp để nghiên cứu xác định và đánh giá khách hàng.

Nên nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hãy tham khảo qua 5W1H để hiểu được cách xác định Insight của khách hàng.

Sai lầm 3

Sử dụng chiến thuật “lạnh ngắt” như cold calls và cold emails không còn hiệu quả và thậm chí có thể tạo ấn tượng xấu đối với khách hàng. Ngày nay, khách hàng thông thái hơn và muốn có một giao tiếp có giá trị. Thay vì tiếp cận bằng cách đột ngột và không mời ước, hãy xây dựng một chiến lược giao tiếp cơ cấu hơn, chú trọng vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng.

Sai lầm 4 – Dập khuôn theo kịch bản:

Mỗi khách hàng có nhu cầu và tình huống khác nhau, và việc áp dụng cùng một kịch bản cho tất cả có thể làm mất đi sự cá nhân hóa và sự kết nối. Thay vì hoàn toàn dựa vào kịch bản cố định, bạn nên sử dụng nó như một khung tổ chức và điểm xuất phát. Tùy chỉnh giao tiếp dựa trên tình huống và nhu cầu của từng khách hàng.

Sai lầm 5 – Theo dõi theo nghĩa đen:

Theo dõi khách hàng nên được thực hiện một cách thông minh và có giá trị. Thay vì liên hệ ngẫu nhiên và không mang lại giá trị, hãy tập trung vào việc cung cấp thông tin, tư vấn, hoặc giải quyết vấn đề thực sự mà khách hàng đang gặp phải. Đảm bảo rằng mọi liên hệ với khách hàng mang lại giá trị cho họ và phản ánh sự quan tâm của bạn đối với nhu cầu của họ. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin hữu ích, hỏi thăm về tình trạng của họ, và tạo cơ hội cho họ để thảo luận và đưa ra phản hồi.

Sai lầm 6 – Thiếu phân loại khách hàng

Có 1 sai lầm khá phổ biến với doanh nghiệp cung cấp cả sỉ và lẻ là khách hàng ngoài cá nhân còn có cả các doanh nghiệp. Việc gộp các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vào trong cùng một tệp để triển khai các chiến dịch Marketing hay tiếp cận khách hàng là một sai lầm tương đối lớn. Do sự khác biệt khá lớn giữa hai tệp khách hàng này.

Bạn cần phải có những chiến dịch kế hoạch cụ thể để có thể tiếp cận khách hàng doanh nghiệp.

Tổng kết

Ở mỗi một giai đoạn tiếp cận khách hàng các doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vừa giúp bạn vượt qua được khó khăn dần bước tới thành công. Kiến thức bạn tích luỹ được sẽ vừa là hành trang để bạn tự tin với những ấp ủ mới trong tương lai. Hy vọng với chia sẻ hữu ích của DigiHero doanh nghiệp của bạn đã có thêm những kiến thức để gia tăng thông tin khách hàng mà mình mong muốn. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan