Mô hình 3C không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là bước đệm cho sự thành công và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ở bài viết này, hãy cùng Digi Hero Agency thảo luận chi tiết về khái niệm và phân tích mô hình 3C trong marketing nhé!
1. Mô hình 3C là gì?
Mô hình 3C được phát triển bởi Kenichi Ohmae, một nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng người Nhật Bản. Ông đã giới thiệu mô hình này trong cuốn sách của mình mang tên “The Mind of the Strategist”. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và chính doanh nghiệp của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu của mình.
2. Mô Hình 3C trong marketing
Mô hình 3C bao gồm 3 yếu tố: khách hàng (Customer), đối thủ cạnh tranh (Competitors) và doanh nghiệp (Corporation). Mô hình 3C đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing của 1 doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về mô hình 3C chúng ta sẽ đi sâu phân tích vào từng yếu tố:
2.1. Khách hàng (Customer)
Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển. Hiểu rõ về khách hàng trong mô hình 3C sẽ giúp việc kinh doanh tốt hơn.
Một số điểm cần quan tâm khi phân tích khách hàng:
- Nhân khẩu học: bao gồm các thông tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí địa lý… Các yếu tố trong mô hình 3C này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng khách hàng mục tiêu và đưa ra các chiến lược phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- Hành vi khách hàng: là những hành động, quyết định và quá trình mà khách hàng. Nó được thể hiện trong việc tìm kiếm, mua sắm, sử dụng, đánh giá sản phẩm/dịch vụ.
- Tâm lý học: tiêu chí trong mô hình 3C này chú trọng đến các yếu tố tâm lý, cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Cùng với đó là cách mà tâm lý của khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
- Động lực và rào cản: những động lực thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm và các rào cản ngăn họ mua hàng. Những thông tin đấy sẽ là căn cứ để doanh nghiệp tạo ra các chiến thuật để vượt qua rào cản và tiến đến bước mua hàng.
2.2. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
Trong mô hình 3C, đối thủ cạnh tranh là các cá nhân, công ty hoặc tổ chức cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho những gì mà công ty bạn đang cung cấp. Đặc biệt, họ có cùng phân khúc khách hàng mục tiêu với bạn.
Có 2 loại đối thủ cạnh tranh phổ biến:
- Đối thủ trực tiếp: Các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ giống hệt hoặc rất tương tự với bạn, nhắm vào cùng một nhóm khách hàng. Ví dụ: Coca-Cola và Pepsi.
- Đối thủ gián tiếp: Các công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng có thể thay thế nhau trong một số trường hợp.
Ví dụ: Nhà hàng fast food và nhà hàng truyền thống.
2.3. Doanh nghiệp (Corporation)
Đây là chữ C không thể thiếu trong mô hình 3C. Từ đây, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu, cùng với cơ hội, thách thức và vị trí của mình trên thị trường. Từ các thông tin đấy, doanh nghiệp có thể phát huy tối đa điểm mạnh và cơ hội, cũng như hạn chế điểm yếu và thách thức.
3. Ý nghĩa của mô hình 3C trong marketing
Mô hình 3C mang lại nhiều lại lợi ích trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Nó cung cấp cái nhìn thực tiễn và khách quan. Việc thấu hiểu khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời, sự tự đáng giá rõ ràng bản thân mình giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược và tối ưu hóa tài nguyên. Sự nhìn nhận đúng đắn về đổi thủ càng giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong kế hoạch phát triển để tạo tạo ra ưu thế cạnh tranh.
Sử dụng mô hình 3C là bước đầu trong việc nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng, đem lại cái nhìn tổng quan cho doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược marketing ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có bộ phận marketing chuyên biệt và đầy đủ nhân sự. Vì thế xu hướng thuê agency lên kế hoạch marketing và thực thi đang trở nên phổ biến hơn. Nếu bạn quan tâm hãy tham khảo tại đây giải pháp Xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể của Digi Hero và hãy liên hệ để được tư vấn cụ thể từ các chuyên gia.
4. Một vài ví dụ ứng dụng mô hình 3C trong thực tế
4.1. Mô hình 3C của Coca-Cola
Khách hàng: Phân tích nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng ở từng quốc gia, khu vực để xây dựng chiến dịch marketing phù hợp.
Ví dụ: Coca-Cola thường xuyên tung ra các chiến dịch quảng cáo đậm đà bản sắc văn hóa địa phương để thu hút khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong của Coca-Cola là Pepsi. Ngoài ra còn có các đối thủ gián tiếp: Starbucks, Red Bull, RockStar…
Ví dụ: Coca-Cola tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới và mở rộng thị trường sang các quốc gia mới nổi. Trong khi Pepsi tập trung vào việc tài trợ cho các sự kiện thể thao và giải trí.
Doanh nghiệp: Coca-Cola lợi thế thương hiệu mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp và khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Ví dụ: Coca-Cola liên tục nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới ít đường, tốt cho sức khỏe.
4.2. Mô hình 3C của Nike
Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của Nike: những người yêu thích thể thao. Bao gồm: các nhóm vận động viên chuyên nghiệp, vận động viên nghiệp dư và người tập thể thao. Chính vì vậy, Nike thường tài trợ cho các vận động viên nổi tiếng và tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh: Nike cạnh tranh trực tiếp với Adidas trong thị trường đồ thể thao. Do đó, Nike luôn đổi mới và sáng tạo để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ: Nike đã phát triển công nghệ Flyknit giúp tạo ra giày dép nhẹ nhàng và thông thoáng hơn.
Doanh nghiệp: Nike có thương hiệu mạnh, đội ngũ nhà thiết kế tài năng và công nghệ sản xuất tiên tiến để cải tiến tạo ra các sản phẩm mới. Đồng thời, Nike cũng chú trọng việc xây dựng trách nhiệm xã hội và cam kết bảo vệ môi trường.
Mô hình 3C là một công cụ quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và phát triển chiến lược marketing hiệu quả. Bằng cách phân tích khách hàng, công ty và đối thủ một cách toàn diện, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các nguồn lực của mình và tạo ra giá trị cho khách hàng một cách bền vững trên thị trường. Cùng theo dõi Digi Hero để biết thêm nhiều thông tin về mô hình 3C nhé!