Mô hình 4P là yếu tố góp phần rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược Marketing. Tuy nhiên, với các bạn mới hoặc đang tìm hiểu về tiếp thị thì đây chắc chắn là một điều gì đó mới mẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Digi Hero tìm hiểu những thông tin xoay quanh Mô hình 4P và ứng dụng của nó trong mô hình Marketing nhé!
Mô Hình 4P Trong Marketing Là Gì?
Khái niệm 4P trong Marketing được giới thiệu lần đầu tiên dưới thuật ngữ Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) vào năm 1964. Thời điểm đó, Marketing Mix bao gồm khá nhiều yếu tố như sản phẩm, kế hoạch, giá cả, thương hiệu, bao bì,…
Sau đó, các yếu tố này được gộp lại thành 4 phần cơ bản trong việc Marketing. Đó chính là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng bá).
Lưu ý: Trong phần này, chúng tôi sử dụng từ “sản phẩm” bao hàm cả “hàng hóa” và “dịch vụ”.
Việc áp dụng 4P thế nào sẽ sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của bạn.
Product (Sản phẩm)
Yếu tố Product – (sản phẩm) trong mô hình 4P của Marketing trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp phải bán sản phẩm/dịch vụ gì để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.
Khi lựa chọn/thiết kế sản phẩm, bạn nên quan tâm đến các yếu tố về số lượng, phân loại sản phẩm, mức độ cạnh tranh, mức độ hoàn thiện của sản phẩm,…Sản phẩm là yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng lại với thương hiệu. Một sản phẩm lý tưởng là khi đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Hoặc sản phẩm đó có sức hấp dẫn mãnh liệt thôi thúc người dùng nhất định phải sở hữu nó.
Price (Giá cả)
Yếu tố Price – giá bán trong mô hình 4P ảnh hưởng rất lớn tới số lượng bán và sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Thường, giá bán sẽ được tính toán dựa trên: chi phí của sản phẩm ( chi phí sản xuất, marketing,…); giá bán của đối thủ, định giá theo thị trường.
Nếu bạn muốn xác định mức giá bán cho sản phẩm, bạn có thể trả lời một số câu hỏi dưới đây:
- Giá trị hữu ích của sản phẩm cung cấp tới khách hàng là gì?
- Giá bán của thương hiệu so với thị trường, so với đối thủ là cao hay thấp?
- Phương thức thanh toán cho sản phẩm này?
- Các chương trình giảm giá cho một phân khúc khách hàng như thế nào?
Place (Kênh phân phối)
Place – kênh phân phối trong mô hình 4P sẽ ảnh hưởng tới việc khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu. Khi doanh nghiệp xác định chiến lược phân phối hiệu quả, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm của thương hiệu.
Kênh phân phối bao gồm những địa điểm hữu hình hoặc vô hình để phân phối sản phẩm như:
- Siêu thị, tạp hóa, đại lý phân phối,…
- Trang thương mại điện tử, website, shop online,…
- Những địa điểm, tòa nhà có mặt tiền đẹp…
Promotion (Truyền thông)
Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm đến người dùng mục tiêu. Chữ P trong mô hình 4P ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp. Vì nhiều yếu tố khác nhau mà doanh nghiệp cần thu hút khách hàng và gợi lên nhu cầu của họ về sản phẩm. thường, họ chọn 1 trong 6 công cụ dưới đây:
- Bán hàng cá nhân
- Xúc tiến bán hàng
- Tiếp thị tương tác
- tiếp thị trực tiếp
- Quảng cáo (Ads)
- Quan hệ công chúng
Ý Nghĩa Của Mô Hình 4P Trong Marketing
Chiến lược 4P đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Marketing thương hiệu. Hầu hết các nhãn hàng lớn trên thế giới đều dựa vào chiến lược tiếp thị này để sản xuất các chiến dịch Marekting để đời. Ví dụ như: Starbucks, McDonald, Coca Cola, Apple,…
Mô hình 4P thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm mới
Trong một thị trường với vô vàn nhà bán hàng gia nhập mỗi ngày, đâu là yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng lại với doanh nghiệp? Khi một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể thụ động tạo ra doanh số. Vậy nên chiến lược 4P giúp nhiều nhà bán hàng sáng tạo ra các sản phẩm mới, từ đó ngành hàng tiêu dùng tăng thêm sự phong phú và đa dạng.
Mô hình 4P nâng cao giá trị thương hiệu
Ngoài yếu tố sản phẩm và thương hiệu, chiến lược marketing 4P còn duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, cũng như trở thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Mô hình 4P tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, vì vậy doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo, nâng cao giá trị cung cấp đến khách hàng. Mô hình 4P sẽ là tiền đề để thương hiệu hiện thực điều này một cách hiệu quả.
Mô hình 4P là một trong những mô hình lâu đời nhất và phổ biến nhất trong tiếp thị sản phẩm. Sự thành công trong việc sử dụng mô hình 4P của nhiều thương hiệu lớn khiến nhiều người muốn áp dụng theo. Tuy nhiên, đây có thực sự là mô hình đáng thử?
Có nên sử dụng mô hình 4P trong Marketing không?
Ưu điểm của chiến lược tiếp thị 4P là dễ dàng định hướng – tiếp cận công chúng mục tiêu, dễ dàng tương tác với người dùng cũng như đo lường thông số.
Tuy nhiên, nhược điểm của Marketing 4P là dễ tạo cảm giác phiền nhiễu, dễ bị bỏ qua. Vậy nên mức độ cạnh tranh rất khốc liệt.
6 Bước Phát Triển Mô Hình 4P Trong Marketing
Tuy là mô hình tiếp thị lâu đời, và càng ngày mô hình 4P càng có nhiều cải tiến để thích nghi với chiến lược tiếp thị hiện đại. Nhưng nhìn chung, bạn cần trải qua 6 bước sau đây để có một chiến lược 4P của doanh nghiệp mình.
Xác định điểm bán hàng độc đáo của thương hiệu
Điểm bán hàng độc đáo – Unique Selling Point (USP) là điểm nổi bật của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. USP được xây dựng nhằm thông báo sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ, đánh thẳng vào nhận thức khách hàng. USP là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều người thường nhầm lẫn điểm chạm thương hiệu (Brand Touch Point) với USP, nhưng thực tế, đối tượng hướng đến của hai công cụ này là hoàn toàn khác nhau.
Vào thời điểm đầu khi kinh doanh, Head & Shoulders dùng điểm chạm thương hiệu sản phẩm của họ: “Đã được chứng minh lâm sàng để giảm gàu.” USP này đưa hãng trở thành nhà sản xuất dầu gội trị gàu độc quyền trong nhận thức của nhiều người thời bấy giờ.
Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào USP để tiếp cận, thu hút khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Thấu hiểu khách hàng
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh khách hàng. Vậy nên, việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được hành vi, nhu cầu hay các đặc điểm của khách hàng hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng hoạch định hướng tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp nhất.
Tìm hiểu đối thủ
Không phải tự nhiên thương trường được ví như chiến trường, bởi mức độ cạnh tranh trong kinh doanh là cực kỳ lớn. Chỉ cần bạn lơ là một phút, bạn cũng có thể đánh mất thị phần, cơ hội kinh doanh của mình vào tay đối thủ. Vậy nên, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là hoạt động bắt buộc mà các doanh nghiệp nên thực hiện.
Bạn nên theo sát các hoạt động Marketing của đối thủ xem có gì mới hay không, các chiến dịch thành công của họ có thể học hỏi. Từ đó, rút ra các bài học cho doanh nghiệp mình.
Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Trong mô hình 4P, việc xác định nơi mà khách hàng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn chiếm đến một nửa của yếu tố thành công. Kênh bán hàng cực kỳ đa dạng, việc bạn đẩy mạnh hay rút gọn chi phí marketing các kênh, sẽ ảnh hưởng đến việc quảng cáo có đến đúng với khách hàng tiềm năng hay không.
Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
Số lượng nhà bán hàng gia nhập thị trường ngày càng nhiều. Trong khi đó, khách hàng dần kỹ tính hơn trong việc lựa chọn và sẵn sàng dừng lại việc mua sắm nếu họ không thấy các mẩu tin hữu ích với họ. Truyền thông sẽ giúp đưa quảng cáo của doanh nghiệp đến đúng nơi khách hàng cần.
Dựa trên các đặc điểm, insights hay điểm chạm của công chúng, bạn nên lập kế hoạch truyền thông phù hợp để vừa tối ưu chi phí quảng cáo một cách tốt nhất, vừa giúp người tiêu dùng biết đến tính năng và lợi ích của sản phẩm của mình.
Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể
4 chữ P trong marketing tạo nên một vòng tròn khép kín. Khi xây dựng tiếp thị theo mô hình 4P, bạn nên đặt những câu hỏi về mối quan hệ của các yếu tố để kiểm tra về mức độ chặt chẽ của chúng. Nếu 4 chữ P càng liên quan đến nhau, doanh nghiệp tạo nên một chiến lược hiệu quả, thành công.
Ví dụ: Chiến lược truyền thông(Promotion) có giúp khách hàng nhận biết về USP của Product hay không? Giao diện của sản phẩm(Product) có giúp truyền tải thông tin tới khách hàng(Promotion) dễ dàng không, v.v.
Phân tích đối thủ có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến dịch Marketing
Mô hình 4P trong chiến lược bán hàng của McDonald
McDonald’s là một trong những tập đoàn đồ ăn nhanh đã có tuổi đời hơn 60 năm. Tuy nhiên, thương hiệu chưa bao giờ hạ nhiệt khi sở hữu tới hơn 38.000 nhà hàng trên 100 quốc gia. Đến nay, thương hiệu vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.
Thậm chí ở những quốc gia như Mỹ, McDonald’s đã trở thành một phần của văn hóa hiện đại. Vậy, làm thế nào để một thương hiệu thành công như vậy? Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing Mix 4Ps của thương hiệu đồ ăn nhanh này nhé!
Sản phẩm phù hợp với thị hiếu
Thời điểm ra mắt, McDonald’s cung cấp các sản phẩm xoay quanh tính chất “ăn nhanh”. Bao gồm: hamburgers, gà rán, cà phê,v.v…. Sản phẩm này đều là những nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn thời bấy giờ. Và với thực đơn đa dạng, có thể giải quyết một bữa sáng hoàn hảo giúp người ăn vừa no bụng, vừa tỉnh táo làm việc. McDonald’s nhanh chóng trở thành lựa chọn phù hợp với đại đa số khách hàng, là công nhân, nhân viên lao động.
Tâm lý học trong giá cả gói hàng
Với định hướng tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí sản xuất hết mức có thể, McDonald’s sử dụng kết hợp các chiến lược giá bao gồm:
- Định giá theo gói: Khi người dùng mua các combo sản phẩm ít tiền hơn việc mua lẻ từng sản phẩm.
- Định giá theo tâm lý: thay vì sử dụng giá bán làm tròn 100.000đ, McDonald’s định giá theo tâm lý với con số 99.000đ. Điều này khiến người mua nhận thức về giá bán rẻ hơn, qua đó, ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
Hệ thống kênh phân phối với tần suất lớn
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sự hiện diện của McDonald’s tại tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
McDonald’s thực hiện chiến lược phân phối sản phẩm qua các kênh như: cửa hàng offline, Ki-ốt, app mobile McDonald’s, ứng dụng đặt đồ ăn. Trong đó, nguồn doanh thu lớn nhất được ghi nhận tại các cửa hàng của McDonald’s.
Với hệ thống kênh phân phối dày đặc, với tần suất xuất hiện nhiều lần như vậy, thương hiệu gần như chiếm trọn tâm trí khách hàng. Ngoài ra, quy trình mua hàng nhanh chóng của McDonald’s giúp người mua thuận lợi tiếp cận và thanh toán cho thương hiệu.
Kế hoạch truyền thông đầy sáng tạo
McDonald’s sử dụng nhiều công cụ truyền thông như quảng cáo, quan hệ công chúng, Marketing tương tác, xúc tiến bán hàng,… Bằng việc kết hợp chúng cho nhiều chiến dịch trong năm, tại nhiều quốc gia, chính là chìa khóa để McDonald’s giữ vững ngôi vị thương hiệu đồ ăn nhanh phát triển nhất trên toàn cầu.
Một số nội dung liên quan mà bạn có thể quan tâm:
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về mô hình 4P trong Marketing mà Digi Hero muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về chiến lược hiệu quả này cũng như biết cách xây dựng kế hoạch Marketing sử dụng 4P hiệu quả.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại bình luận để được Digi Hero Agency giải đáp chi tiết nhé.