Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì? Bí Kíp Kinh Doanh Hiệu Quả?

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động cốt lõi khi bạn xây dựng kế hoạch truyền thông. Việc xây dựng bản kế hoạch tiếp thị mà không có nghiên cứu thị trường giống như mò đường trong đêm tối vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Digi Hero Agency tìm hiểu về nghiên cứu thị trường và cách một bản nghiên cứu thị trường Marketing hiệu quả ra đời nhé!

Nghiên cứu thị trường

Mục lục

Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì?

Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm hiểu, xử lý, phân tích, những thông tin liên quan đến toàn bộ về ngành của sản phẩm mà doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh. Trong quá trình tìm hiểu về thị trường, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của khách hàng, từ đó mang lại giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Khách hàng mục tiêu là đối tượng hàng đầu, vậy nên các hoạt động của bạn dù mở rộng đến thế nào, hãy nhớ luôn xoay quanh đối tượng khách hàng này.
Tuy tìm kiếm, phân tích thị trường là hoạt động phục vụ cho vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, nhưng nó chỉ thực sự thể hiện được hết “đất diễn” trong ngành Marketing. Nghiên cứu thị trường là bước đầu trong kế hoạch truyền thông, vậy nên mọi hoạt động ở bước này vô hình chung sẽ tác động đến thành bại của cả một chiến dịch sau này.
Nghiên cứu thị trường được coi là một nghiệp vụ cần thiết. Bởi vì mỗi ngày khi doanh nghiệp bạn gia nhập thị trường bán hàng, tâm lý người mua đã khác và vị thế trên thị trường đã khác ngày hôm qua. Mỗi sản phẩm, mỗi công ty có chỗ đứng thế nào trong thị trường, phụ thuộc vào bạn làm tốt việc thâm nhập thị trường bao nhiêu.

Nghiên Cứu Thị Trường Để Làm Gì?

Thường, doanh nghiệp nghiên cứu thị trường để phục vụ cho mục tiêu chính là:

  • Mục tiêu của quản trị: dữ liệu thu thập sẽ giúp các nhà quản lý lập kế hoạch hoặc là  xác định định hướng lâu dài. Những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đều cần nghiên cứu thị trường, nhờ có vậy, doanh nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường và khách hàng.
  • Mục tiêu xã hội – khách hàng: Những dữ liệu về này chính là nguồn để các doanh nghiệp hiểu về tâm lý của khách hàng với sản phẩm. Từ đó, các điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm trong mắt khách hàng sẽ được doanh nghiệp khắc phục dần.
  • Mục tiêu kinh tế: đánh giá triển vọng về kinh tế, mức độ thành công chính là một trong những mục tiêu cơ bản của nghiên cứu thị trường. Một nghiên cứu mà không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, thì công sức của nghiên cứu viên chắc chắn là vô nghĩa.
  • Giảm chi phí và tăng hiệu quả tiếp thị: Nghiên cứu thị trường tìm ra các kênh tiếp thị phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Không phải tất cả các sản phẩm đều sử dụng các chiến lược Marketing và kênh phân phối như nhau. Do đó, việc tìm hiểu về thị trường và khách hàng giúp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với tệp khách hàng của bạn. Hoạt động này giúp doanh nghiệp tối đa ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh.

Khi Nào Doanh Nghiệp Nên Nghiên Cứu Thị Trường?

Nghiên cứu là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức, tài chính, nhân lực. Do đó, hoạt động này cần được cân nhắc kỹ và doanh nghiệp thường chọn 4 thời điểm vàng này để thực hiện nghiên cứu:

  • Trước khi bắt đầu một dự án kinh doanh
  • Trước khi mở rộng thị trường kinh doanh mới
  • Trước khi tung ra sản phẩm mới với thị trường
  • Đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông

Nghiên Cứu Thị Trường Có Những Loại Nào?

Nghiên cứu thị trường được được phân làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Mỗi loại phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.
nghiên cứu thị trường có những loại nào

Nghiên cứu thị trường sơ cấp

Tìm hiểu thị trường sơ cấp: là quá trình thu thập các dữ liệu định tính hoặc định lượng từ người tiêu dùng nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Phương pháp tìm kiếm thường là phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân hoặc nghiên cứu dựa trên quan sát
Ưu điểm:
+Tính cụ thể cao
+Tính độc quyền
+ Cập nhập xu thế
+Thích hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nhược điểm: đây là phương pháp khá tốn thời gian và ngân sách, vậy nên yêu cầu người nghiên cứu phải lập được kế hoạch, phân tích và sử dụng nguồn lực để thu thập dữ liệu một cách có hiệu quả

Nghiên cứu thị trường thứ cấp

Nghiên cứu thị trường thứ cấp: loại nghiên cứu đã được thực hiện, đã được công bố công khai trên các tạp chí hoặc nguồn dữ liệu trực tuyến.
Ưu điểm: 
+Cung cấp cho bạn thông tin và dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện
+Giải pháp tối ưu khi ngân sách có hạn
+ Thông tin sẽ đi kèm thêm số liệu về mức độ hiệu quả
Nhược điểm: 
+Không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu của doanh nghiệp.

Phương Pháp Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả 

Theo dõi cách mà khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ

MXh đã giúp khách hàng cởi mở hơn rất nhiều trong việc chia sẻ về sản phẩm hay dịch vụ. Họ sẽ post suy nghĩ lên mạng xã hội và có thể còn gắn thẻ tên doanh nghiệp với hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của doanh nghiệp đó. Vì thế, bạn có thể tìm kiếm tên thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của trên các nền tảng nhiều người dùng. Qua đó, bạn có thể theo dõi khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ như thế nào.

Xem thêm: Hành Vi Khách Hàng Là Gì? Quy Trình, Phân Loại, Ví Dụ

Hiểu được nguyên nhân do đâu mà khách hàng ghét thương hiệu

Đôi khi các phản ánh, phàn nàn của khách hàng có thể hơi “ngược đời” và khó hiểu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chịu tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những nhận xét đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định các yếu tố cần được cải thiện ở dịch vụ và sản phẩm của họ.

Khám phá lý do khách hàng quan tâm thương hiệu

Khách hàng có thể chê trách một thương hiệu nếu họ không thích. Nhưng nếu doanh nghiệp chiếm được cảm tình của họ, thì đây lại là một nguồn Marketing rất tốt. Trước khi khách hàng cảm thấy thích hay ghét, điều đầu tiên là họ sẽ quan tâm đến thương hiệu. Vậy nên hãy tìm hiểu các lý do vì sao doanh nghiệp bạn thu hút khách hơn những thương hiệu khác. Trong trường hợp khách hàng ngừng khen ngợi và chuyển hướng sang khen đối thủ cạnh tranh của bạn, là lúc bạn nên xem lại về chiến dịch quảng cáo sản phẩm và dịch vụ.

Tìm hiểu về những mong đợi của khách hàng ở thương hiệu trong tương lai

Người tiêu dùng cũng thường xuyên sử dụng các MXH để sẻ những yếu tố mà thương hiệu và doanh nghiệp cần phải cải thiện. Có thể một khách hàng thân quen cảm thấy cách làm của doanh nghiệp chưa được tối ưu. Họ có thể đưa ra một vài lời góp ý trên với mong muốn, nhà hàng sẽ cải thiện tốt hơn để hai bên cùng nâng cao trải nghiệm.

Nắm bắt xu hướng quan tâm của khách hàng

Xu hướng cực quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Ở một khía cạnh nào đấy, bạn có thể tiếp cận điểm chạm của khách hàng nhờ xu hướng. Nghiên cứu xu hướng nổi bật thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng cao mức độ nhận biết thương hiệu.
phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả

Tương tác hai chiều để nghiên cứu thị trường

Trong tâm lý của nhiều khách hàng, nghiên cứu là một hành động thu thập thông tin không chính đáng. Rào cản này sẽ vô hình chung kéo dãn khoảng cách doanh nghiệp và khách hàng. Và bạn có thể sử dụng tương tác hai chiều :

  • Thấu hiểu tâm lý khách hàng hơn
  • Tạo sự tin cậy, thân thuộc cho khách hàng
  • Thông tin thu về trực quan và rõ ràng hơn

Phương pháp nghiên cứu thị trường bằng quan sát

Quan sát là phương pháp nghiên cứu trực quan nhất. Thường thực hiện bằng cách ghi lại hành vi người mua hàng trong khi họ đi mua sắm. Ví dụ, khi khách hàng đang đi dạo ở siêu thị, hay chọn lựa các món đồ trong TTTM,… Nếu khách hàng không biết về việc bị quan sát, bạn có thể thấy hành vi mua hàng ngẫu nhiên của họ. Nhưng người nghiên cứu có thể tổng hợp những yếu tố có lợi cho doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách dùng thử

Khách hàng sẽ thường thiện cảm khi nhận được món quà miễn phí. Vậy nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn đưa mẫu thử và thu thập dữ liệu từ những người tham gia. Dữ liệu này sẽ thường là dữ liệu sơ cấp. Sau đó, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nếu những sản phẩm không thể làm thành mẫu thử, doanh nghiệp có thể trưng bày sản phẩm. Sau đó,theo dõi phản hồi của người mua hàng.

Phân tích bối cảnh cạnh tranh trên thị trường

Sự cạnh tranh luôn diễn ra trên thị trường, tuy nhiên thị trường cũng luôn biến động mỗi ngày.  Nếu bạn đang phân tích bối cảnh cạnh tranh, bạn nên xác định các đối thủ trực tiếp và gián tiếp, các yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là một trong những yếu tố thành công khi làm kinh doanh.

Sử dụng dịch vụ của các công ty nghiên cứu và phân tích thị trường

Nếu như nguồn lực có hạn, bạn có thể giao việc cho những người có chuyên môn nghiên cứu và phân tích. Hoặc, mua dữ liệu thị trường từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm dữ liệu với chi phí khá tiết kiệm. Nếu trở thành khách hàng, bạn có thể đặt hàng và công ty sẽ tìm kiếm theo ý của bạn

Ứng dụng công cụ chuyên dụng để nghiên cứu thị trường

Nhiều người vẫn lầm tưởng tìm kiếm, phân tích thị trường là công việc nhiều con số, khô khan. Người làm công việc này phải có học thức uyên thâm, kinh nghiệm dày dặn. Nhưng hiện tại, các công cụ chuyên dụng đã trợ giúp rất nhiều. Kể cả khi bạn không học rộng hiểu sâu về các con số, thì chỉ cần những kỹ thuật cơ bản. Bạn vẫn có thể đo lường và nghiên cứu chính xác.

Xem thêm: Mẫu Kế Hoạch Nghiên Cứu Thị Trường Cần Những Yếu Tố Gì?

Câu hỏi thêm về nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc hàn lâm? 
Một số người cho rằng tìm hiểu thị trường là một công việc cần chuyên môn cao, phức tạp. Và công việc này thường dành cho những người học rộng hiểu dài về những con số. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất phải là kiến thức về ngành. Bởi nếu đọc xong những con số mà không có kiến thức về mảng đó, con số bạn phân tích sẽ không hiệu quả.
Nghiên cứu, phân tích thị trường là một công việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn đang có kiến thức sẵn về bán hàng, tiếp thị, việc chuyển hướng là điều rất dễ dàng.

Nghiên cứu thị trường tốn kém chi phí và mất thời gian

Đúng là công việc nghiên cứu, phân tích thị trường sử dụng nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nếu nhìn bức tranh tổng thể về bán hàng, bạn sẽ nhận ra nghiên cứu thị trường giúp bạn tiết kiệm cực kỳ nhiều thời gian và tiền bạc trong việc xác định nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn phát triển các sản phẩm phù hợp với họ.
Nếu không tiến hành tìm hiểu thị trường trước, doanh nghiệp có thể mắc phải rủi ro. Tệ hơn, là phải đối mặt với chi phí đắt đỏ cho sửa chữa hoặc tệ hơn cả là phát triển lại sản phẩm

Ví dụ về câu hỏi nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp thường đặt 4 loại câu hỏi phù hợp với 4 mục tiêu nghiên cứu:
Câu hỏi để nghiên cứu về thị trường
Câu hỏi để nghiên cứu về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Câu hỏi để nghiên cứu về khách hàng
Câu hỏi để  phân tích tính cạnh tranh

Một số câu hỏi nghiên cứu về thị trường

  • Quy mô thị trường tiềm năng này?
  • Khả năng phát triển của thị trường này trong tương lai?
  • Những sản phẩm/dịch vụ nào tương đồng với sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Các đối thủ cạnh tranh chính?
  • Thị phần trên thị trường mà đối thủ cạnh tranh đang nắm giữ?
  • Thị phần mà doanh nghiệp có thể mở rộng được là bao nhiêu?

Một số câu hỏi nghiên cứu về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

  • Thông tin nhân khẩu học khách hàng: Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,v.v…
  • Nơi sống? Thu nhập? Sở thích? Quy mô gia đình?
  • Tiêu chí quan trọng khi ra quyết định mua cái gì đó?
  • Yếu tố gây hứng thú khi mua?
  • Trở ngại lớn nhất của bạn trước khi ra quyết định mua hàng?

Một số câu hỏi nghiên cứu về khách hàng

  • Mức độ hài lòng về Sản phẩm/dịch vụ đến mức nào?
  • Khả năng giới thiệu sản phẩm của khách hàng?
  • Mất bao lâu để một người trở thành khách hàng của doanh nghiệp?
  • Khách hàng có muốn cải thiện điều gì của dịch vụ/sản phẩm không?
  • Khách hàng đánh giá như thế nào với trải nghiệm gần nhất với doanh nghiệp?

Một số câu hỏi phân tích cạnh tranh

  • Thương hiệu của bạn có điểm gì thu hút để so sánh với đối thủ cạnh tranh?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn dùng cách gì thu hút khách hàng?
  • Traffic trên website của đối thủ thế nào?
  • Để kéo traffic, dối thủ sử dụng từ khóa nào?
  • Loại content thành công của đối thủ là gì?

Thu thập, phân tích thị trường là cách tốt nhất để tìm ra insight và mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó điều hành hoạt động kinh doanh và xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả. Nghiên cứu thị trường hiện nay không phải công việc quá khó, nhưng bạn cần sự giúp đỡ của nhiều công cụ và vốn kiến thức nền tảng. Nếu không thể tự triển khai, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ 3 để tập trung chuyên môn tốt hơn. Hi vọng bài viết trên đây của  Digi Hero Agency sẽ giúp kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp bạn hiệu quả hơn. Theo dõi chúng tôi để cập nhập kiến thức mỗi ngày về Marketing nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan