Phân khúc khách hàng : Mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định để có thể nhắm đúng vào nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả giúp tối ưu chi phí và doanh số. Để có thể hiểu rõ về khái niệm này, hãy cùng Digi Hero Agency tìm hiểu thông tin thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng là gì?

Phân khúc khách hàng (hay Customer Segmentation) là một hình thức phân chia khách hàng của thị trường tổng thể thành những nhóm có đặc điểm hành vi, tâm lí, nhân khẩu học giống nhau. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải khoanh vùng được thị trường mục tiêu mà mình hướng đến. Phương pháp thường được áp dụng là tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường. Nhờ đó doanh nghiệp có thể chọn ra được nhóm khách hàng mục tiêu cho từng sản phẩm dịch vụ. 

Phân biệt phân khúc khách hàng và phân khúc thị trường

Nhiều người nhầm lẫn rằng phân khúc khách hàng và phân khúc thị trường là giống nhau. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn giữa hay khái niệm này: 

  • Phân khúc thị trường có quy mô rộng hơn, bao gồm thị trường, doanh nghiệp, khách hàng,… Phân khúc thị trường tập trung vào các đặc điểm chung của toàn bộ thị trường
  • Phân khúc khách hàng chỉ nhắm vào khách hàng của thị trường đó. Tức là sẽ chia nhỏ khách hàng tổng thể thành các đối tượng nhỏ hơn. 

Phân biệt được hai khái niệm này thì doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Điều này giúp các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất, đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. 

Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc khách hàng?

Nếu trong Marketing truyền thống người tiêu dùng tự tìm đến sản phẩm thì Marketing hiện đại cần phải nghiên cứu kĩ thị trường, khách hàng của mình rồi mới tiến hành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Do đó, khách hàng là yếu tố quan trọng trong tất cả các khâu sản xuất và cung ứng. Xác định chính xác phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một vài lợi thế cạnh tranh sau:

  • Tối ưu hóa Chiến lược Marketing: Xác định chính xác từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp chiến lược Marketing của doanh nghiệp có thể đáp ứng những yêu cầu cụ thể của từng phân khúc. 
  • Nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa: Việc nghiên cứu các nhu cầu, sở thích, hành vi của từng phân khúc khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao, giúp nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng.
  • Tạo dựng mối quan hệ bền vững: Việc sản phẩm và dịch vụ đánh vào từng phân khúc khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc khách hàng cảm thấy thương hiệu đang đồng cảm với nỗi đau của mình và giải quyết được vấn đề mà mình đang gặp phải. 

Các hình thức phân khúc khách hàng

Các hình thức phân khúc khách hàng

Phân khúc về nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học (Demographic segmentation) bao gồm các yếu tố liên quan đến tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hóa, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, giai tầng xã hội, giai tầng hay sắc tộc,… 

Các yếu tố thuộc nhân khẩu học được coi là những căn cứ được sử dụng phổ biến nhất cho việc phân khúc khách hàng. Mỗi ngành hàng khác nhau sẽ có một nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ thị trường, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể lựa chọn những nhân tố cụ thể để phân khúc khách hàng. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh xe máy sẽ sản xuất sản phẩm dựa theo nhiều yếu tố. Giới tính khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. Phụ nữ có xu hướng thích những dòng xe kiểu dáng đẹp, thời trang, nhẹ, dễ điều khiển. Nam giới lại ưa chuộng những dòng xe có kiểu dáng mạnh mẽ, tốc độ cao,… Chính vì thế, các hãng xe máy thường sẽ cho ra những dòng xe dành riêng cho từng giới tính, để tăng mức độ phù hợp của sản phẩm với từng nhóm tiêu dùng. 

Xét về khía cạnh thu nhập, những dòng xe đắt tiền hoặc có thiết kế khác biệt sẽ thể hiện được rõ hơn địa vị của người mua trong xã hội. 

Hiện tại, các thông tin về nhân khẩu học được cập nhật rất nhiều trên Internet. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí. 

Phân khúc về vị trí địa lý

Phân khúc về vị trí địa lý (Geographic Segmentation) là việc phân chia người tiêu dùng theo từng vùng khác nhau, dựa trên biến số địa dư, vùng khí hậu, mật độ dân cư,.. của từng vùng. Phân khúc theo địa lý khá phổ biến vì cách thức phân khúc khá dễ dàng. Ví dụ, bữa sáng của người miền Bắc thường là cơm, bún, phở… trong khi đó người miền Nam lại thích dùng bánh ngọt và cà phê. Đồ ăn miền Bắc thường sẽ ít cay nhưng đồ ăn miền Trung lại không thể thiếu vị cay đậm. 

Phân khúc theo địa lý sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những đặc điểm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn làm cho việc quản lý hoạt động marketing theo khu vực trở nên dễ dàng hơn. 

Phân khúc về tâm lý

Phân khúc khách hàng theo tâm lý học (Psychographic Segmentation) dựa theo tính cách và sở thích riêng của họ. Để thu thập thông tin liên quan đến tâm lý học, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu định lượng. Tức là doanh nghiệp phải thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua khảo sát hoặc phỏng vấn sâu từng cá nhân. Việc này thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể thực hiện được thì có thể đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều so các phân khúc khác, đặc biệt là trong việc tìm kiếm giải pháp truyền thông và quảng cáo. 

Ví dụ: Đối với thị trường mỹ phẩm, khách hàng luôn dành sự chú ý đến các đặc tính của sản phẩm gắn với những thuộc tính tâm lý như cá tính, lối sống hơn là những khía cạnh khác. 

Phân khúc về hành vi 

Phân khúc hành vi (Behavioual Segmentation) dựa vào sự quan sát của doanh nghiệp với hành vi người tiêu dùng. Theo hành vi, thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhóm đồng nhất về các đặc tính như: lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, sự trung thành, số lượng và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng,… Dựa vào phân khúc về hành vi doanh nghiệp có thể chia khách hàng thành những đặc điểm hành vi mua hàng khác nhau như:

  • Khách hàng trung thành
  • Khách hàng chỉ mua khi có nhu cầu
  • Khách hàng chỉ mua khi giảm giá
  • Khách hàng mua hàng ngẫu nhiên

Phân khúc theo hành vi là khởi điểm tốt nhất để phân loại người dùng. Tuy nhiên, hành vi của người mua luôn thay đổi thường xuyên theo thời gian. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tập trung nghiên cứu kĩ trong từng giai đoạn của sản phẩm để có thể nhanh chóng thích nghi với khách hàng tại thời điểm đó.

Cách xác định phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp

Có rất nhiều cách để xác định được phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp. Digi Hero Agency đã tổng hợp 8 bước để lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu nhanh nhất: 

8 bước xác định phân khúc khách hàng

Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Marketing

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu khách hàng

Bước 4: Phân tích dữ liệu khách hàng theo thông qua dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

Bước 5: Phân khúc khách hàng cho từng sản phẩm dịch vụ

Bước 6: Lựa chọn khách hàng mục tiêu

Bước 7: Tiến hành xây dựng những chiến lược truyền thông cho từng nhóm khách hàng

Bước 8: Kiểm tra, đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến dịch

Kết luận

Xác định phân khúc kinh doanh là một phần có trọng số rất lớn trong quá trình tìm kiếm khách hàng của doanh nghiệp.

Có thể nói, phân khúc khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần tập trung vào đúng thị trường mục tiêu để có những chiến dịch đạt hiệu quả cao. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí và lợi nhuận. 

Nếu bạn muốn có thêm kiến thức về Marketing, hãy theo dõi Digi Hero Agency nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan