PR online là gì? Các hình thức PR online phổ biến.

Pr online là gì?

Thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet, việc quản lý hình ảnh thương hiệu và tương tác với khách hàng đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Giờ đây, PR không chỉ là quảng cáo truyền thống qua các phương tiện truyền thông định kiến. Mà đã trở thành một sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật truyền thông và công nghệ thông tin – PR Online – một lĩnh vực đầy tiềm năng và đa dạng. Vậy PR online là gì?  Hãy cùng Digi Hero Agency khám phá qua bài biết dưới đây nhé!

Pr online là gì?

PR online là gì?

PR online hay còn gọi là quan hệ công chúng trực tuyến, là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Nó giúp họ kết nối với khán giả trực tiếp thông qua mạng internet, giúp xây dựng, quản lý hình ảnh, tạo sự tương tác và tiếp cận cao hơn với khách hàng mục tiêu trong môi trường số.

Khác với PR truyền thống, ở các nội dung tiếp thị, câu chuyện mà PR Online tạo ra nó không hiển thị trên các phương tiện báo đài, tạp chí, truyền hình thông thường và vị trí hiển thị của chúng nằm ở các kênh tiếp thị trực tuyến hiện nay.

Việc có mối quan hệ gắn kết mật thiết với hoạt động phát triển kinh doanh của thương hiệu và doanh nghiệp. PR Online được sử dụng rộng rãi khi nhà bán hàng muốn thúc đẩy sự phát triển, nhận diện của sản phẩm, dịch vụ mới, kể cả các sự kiện, những câu chuyện mà doanh nghiệp muốn đưa đến cho người tiêu dùng.

Đặc biệt cần lưu ý PR online là con dao hai lưỡi. Nó có thể đưa bạn lên, giúp bạn lan truyền những điều tốt đẹp một cách nhanh chóng, thì cũng có thể dìm bạn xuống còn nhanh hơn khi bạn phạm một sai lầm nhỏ bé nào đó do bất cẩn.

Pr online là gì?

Mục tiêu của PR Online

Mục tiêu hướng đến hàng đầu của PR online chính là xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ chiến lược với công chúng mục tiêu và các bên liên quan cũng rất được đề cao, nhằm tạo ra và duy trì một sự hiện diện tích cực, đáng tin cậy trên mạng internet và các nền tảng truyền thông xã hội. Cụ thể, mục tiêu của PR Online bao gồm:

+ Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực: PR Online giúp doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tích cực trên mạng internet. Điều này đòi hỏi việc tạo ra nội dung chất lượng, tương tác tích cực với khách hàng và đối tượng mục tiêu, và quản lý đánh giá và phản hồi.

+ Tạo sự nhận diện thương hiệu: PR Online giúp tạo sự nhận diện thương hiệu bằng cách đảm bảo rằng thông tin và hình ảnh thương hiệu xuất hiện đồng nhất và chuyên nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Điều này giúp làm tăng giá trị của thương hiệu trong mắt khách hàng.

+ Tương tác với khách hàng và đối tượng mục tiêu: Một trong những mục tiêu quan trọng của PR Online là tạo cơ hội để tương tác với khách hàng và đối tượng mục tiêu. Bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện trực tuyến, trả lời câu hỏi, và chia sẻ thông tin giá trị, PR Online giúp củng cố mối quan hệ với khách hàng và tạo lòng tin.

+ Tạo và quản lý nội dung giá trị: PR Online tập trung vào việc tạo nội dung chất lượng và giúp nó lan truyền trên mạng. Điều này giúp tạo sự quan tâm và tương tác từ phía đối tượng mục tiêu, cũng như tạo uy tín cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.

+ Phản ứng nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp: PR Online cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống khủng bố thương hiệu. Quản lý thông tin và gửi thông điệp phù hợp có thể giúp giảm thiểu thiệt hại cho hình ảnh thương hiệu.

+ Tạo dựng tương tác với truyền thông trực tuyến: PR Online không chỉ tương tác với khách hàng mà còn với truyền thông trực tuyến. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin cho các trang web tin tức, blogger, và nhà báo trực tuyến để tạo sự quan tâm và phát triển các cơ hội truyền thông.

Nhìn chung, việc xây dựng các hình thức PR Online nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến tích cực và thu hút, góp phần xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu, và thúc đẩy sự tương tác tích cực với khách hàng và đối tượng mục tiêu trên mạng internet.

Mục tiêu của Pr online

Các hình thức PR online 

Đối với các chiến dịch Marketing, PR online có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, các marketer cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những hình thức PR online phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, bao gồm:

các hình thức pr online

1. Blog

Với nhiều doanh nghiệp, nội dung bài viết trên website và blog chính là yếu tố trọng tâm trong các chiến dịch PR Online. Thông thường các bài viết trên website thường không mất quá nhiều thời gian để viết và đăng tải. Trong khi sản xuất nội dung video, hình ảnh lại mất rất nhiều thời gian vì phải lên ý tưởng, edit và chỉnh sửa.

Các bài viết sau khi được Google index sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và tiếp cận đến người dùng khi họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin trùng với những gì bạn cung cấp.

Các website có nội dung được đầu tư chỉn chu, khoa học, bắt mắt, chuyên nghiệp thường có khả năng điều hướng người dùng đến việc tìm đọc nội dung, sau đó dần tìm hiểu về thương hiệu và trở thành đối tượng khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, bạn cần nắm được cách làm sao đưa website của mình lên top đầu công cụ tìm kiếm. Đồng thời,  phải biết cách chọn lọc nội dung và đánh trúng tâm lý muốn tìm kiếm thông tin gì từ khách hàng. Nhưng về cơ bản đó phải là một bài viết PR chứ không phải một bài quảng cáo sản phẩm/ doanh nghiệp.

Có thể thấy, tối ưu nội dung website là một trong những hình thức PR Online hiệu quả với chi phí rất phải chăng. Vừa mang lại giá trị cho người dùng, vừa đạt được mục tiêu chính của PR là xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp một cách tự nhiên và bền vững.

Pr online qua blog

2. Infographic

Infographic là hình thức sử dụng hình ảnh đồ họa trực quan để trình bày diễn đạt nội dung, thông tin một cách rõ ràng và nhanh chóng. Đây là một trong những hình thức PR Online được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Thay vì phải đọc một bài viết dài “thê lê” hàng nghìn con chữ, bao giờ khách hàng cũng ưu tiên việc xem thông tin qua những bức ảnh đã được tóm gọn nội dung chính trên đó – vừa nhanh, vừa dễ hiểu, tiết kiệm thời gian.

Những Infographic độc đáo, sáng tạo có khả năng được lan truyền rộng rãi hơn khi được đăng tải và chia sẻ lên các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Zalo… Tuy nhiên cần lưu ý, khi trình bày thông tin dưới dạng ảnh, bạn cần xác định bố cục, nội dung và màu sắc sao cho hài hòa, đẹp mắt và làm bật lên được nội dung muốn truyền tải.

Với mỗi mục đích truyền thông hay nhóm đối tượng muốn tiếp cận khác nhau mà lên các ý tưởng thiết kế khác nhau sao cho phù hợp.

PPr online qua infographics

3. Nội dung tranh cãi

Những nội dung mang tính tranh cãi hoặc theo trend, xu hướng thường thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả hơn và chắc chắn nó sẽ tạo nên những luồng ý kiến trái chiều, từ đó đẩy bài viết của bạn lên xu hướng thịnh hành.

Những bài viết có khả năng “lèo lái” người dùng, định hướng dư luận bằng ngôn từ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đề phòng sẵn những thông tin “phản dame” khi bị cộng đồng công kích.

Nhiều người nghĩ rằng liệu có quá mạo hiểm khi áp dụng chiến lược này hay không, nếu lỡ đi quá xa có bị cộng đồng tẩy chay?

Trên thực tế thì mọi khía cạnh vấn đề đều do cách nhìn nhận của các cá nhân và cách triển khai ý tưởng của phòng PR. Mỗi người có một ý kiến khác nhau từ một vấn đề chung tổng thể.

Tuy nhiên, chính việc tạo ra các chủ đề “nóng hổi” này có thể giúp một nội dung trở nên viral,  được quan tâm nhiều hơn bình thường.

Cuối cùng mục tiêu chính mà các nội dung PR Online muốn đó chính là làm sao để tiếp cận được nhiều người dùng nhất có thể. Bên cạnh đó là điều phối các ý kiến tiêu cực sao cho hạn chế nhất vì không phải nội dung nào cũng được hưởng ứng toàn vẹn.

Pr online qua các nội dung gây tranh cãi

4. Video

Video clip được đánh giá là một trong những hình thức PR Online có khả năng viral hiệu quả nhất hiện nay. Khác với các nội dung khác, video mang tính sống động, chân thực và dễ tiếp cận được người xem hơn, phần lớn các thương hiệu luôn cố gắng tạo nên những nội dung thú vị nhằm thu hút người dùng quan tâm.

Đồng thời, các thông điệp được lồng ghép trong đó giúp phản ánh được tính cách của thương hiệu một cách độc đáo, thú vị và nhanh chóng.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải cứ là video là viral, bạn cần phải bỏ vào trong đó sự đầu tư như ý tưởng, thời gian, tính sáng tạo, kịch bản hấp dẫn, kỹ xảo chuyên nghiệp….đồng thời cần can thiệp seeding, tạo độ nổi để thu hút người xem.

Đôi lúc những video có nội dung chính chủ lại không có khả năng tiếp cận và lượt tương tác tốt bằng các video được “cover” lại, hay nói cách khách là reup, bởi chuỗi khách hàng tiếp cận nhiều khi nhờ tính hợp thời.

pr online qua video

Kết Luận

Thực tế, không có cách nào kể hết toàn bộ các hình thức PR online tồn tại hiện nay trên internet, tạp chí kĩ thuật số, phỏng vấn, cuộc thi/ sự kiện online, hội thảo online, livestream,…Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng trong các chiến dịch Pr, và bản thân chúng sẽ mang lại thành công nếu biết kết hợp cùng các “phụ kiện” thích hợp.

Tuy nhiên về cơ bản các hình thức được Digi Hero Agency chia sẻ ở trên đã đại diện cho ba nhóm chính: Video, hình ảnh, và nội dung, mọi hình thức khác được triển khai đều là một nhánh mở rộng của các hình thức pr online này, hi vọng sẽ giúp bạn tìm được ý tưởng riêng cho chiến dịch của mình qua bài viết này.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan