Quản trị Facebook Fanpage là một phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing MXH. Tuy nhiên, quản trị fanpage thế nào để đạt hiệu quả lại là một bài toán khó khăn với nhiều Marketer mới vào nghề. Nếu bạn còn đang quản lý rất nhiều fanpage và loay hoay trong bài toán đảm bảo số lượng, chất lượng, tăng trưởng, Nhất định phải tham khảo bài viết về Quản trị Fanpage hiệu quả của Digi Hero Agency nhé!
Quản Trị Fanpage Là Gì?
Giới thiệu về Quản trị Fanpage Facebook
Quản trị Fanpage là các hoạt động từ người quản lý nhằm duy trì, kiểm soát và phát triển page một cách hiệu quả.
Công việc này có thể bao gồm các hoạt động chuyên môn từ xây dựng, đăng tải, quản lý nội dung. Đến tương tác với người truy cập qua tin nhắn, kiểm soát đơn và giao hàng…
Quản trị Fanpage Facebook phải làm những công việc gì?
Quản trị Fanpage là một công việc rất quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Bởi vì Facebook là kênh truyền thông thu về lượng traffic rất lớn. Và nhiều doanh nghiệp còn coi đây là kênh truyền thông chính của mình. Vậy nên, hãy nắm vững các đầu việc sau đây nếu bạn được giao quản trị một Fanpage nào đó nhé:
- Xây dựng thương hiệu: Fanpage chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp, thì xây dựng Fanpage chắc chắn chính là xây dựng thương hiệu phát triển. Từ đó tạo dựng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Công việc ở mảng này ngoài phát triển tuyến thương hiệu. Cũng bao gồm cả các hành động xử lý phản hồi tiêu cực và danh tiếng công ty trên các nền tảng social.
- Xây dựng chiến lược nội dung: khi quản trị Fanpage, bạn phải đưa ra một chiến lược phù hợp với mục tiêu của thương hiệu. Và phù hợp với Fanpage bạn đang xây. Tuy cùng một nền tảng nhưng số liệu mỗi page khác nhau. Nên bạn không thể áp dụng 1 công thức vào 100 fanpage được vì nguy cơ bị “flop” là rất cao.
- Phát triển nội dung: Nếu nội dung không đặc sắc, nguy cơ bạn bị flop là rất cao. Vậy nên, song song với việc xây dựng chiến lược, bạn cũng nên đóng góp vào phần phát triển nội dung trên Fanpage. Thường, các tuyến bài sẽ thiên về tăng trưởng số liệu, tăng độ nhận diện, không đặt nặng vấn đề chuyển đổi.
- Tương tác và xây dựng cộng đồng: Người quản trị Fanpage thường hay tương tác như like, trả lời bình luận,.. với người theo dõi nhất. Vậy nên, xây dựng một cộng đồng từ việc quản trị Fanpage là điều rất dễ dàng.
- Theo dõi và phân tích hiệu suất: Quản trị Fanpage bao gồm cả công việc theo dõi các chỉ số hiệu suất của page. Đó có thể là số liệu liên quan đến phạm vi tiếp cận, tương tác hay tỷ lệ chuyển đổi. Dùng các chỉ số, họ có thể hiểu rõ hơn về mức độ phát triển fanpage. Hay rộng hơn là hiệu quả của chiến lược đã xây.
- Luôn cập nhật xu hướng và các thay đổi của nền tảng: Ví chạy quảng cáo giống như rao bán sản phẩm thì quản trị fanpage chính là xây dựng gian hàng thật vững chắc. Việc người quản trị fanpage cập nhật xu hướng và các thay đổi của nền tảng sẽ giúp “gian hàng” kiên cố hơn trước những tác động bên ngoài. Trong khi đó, cập nhập xu hướng sẽ khiến Fanpage của bạn không bị tụt lại phía sau. Facebook là nền tảng bắt trend nên những nội dung thuần chia sẻ sẽ không đủ để bạn duy trì độ hot trong tâm thức người dùng.
10 Cách Chăm Sóc Và Quản Trị Fanpage Hiệu Quả
Để fanpage vận hành trơn tru thì quản trị fanpage chắc chắn là bước nên được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều bạn quá tập chung vào việc phát triển fanpage mà thường bỏ quên một số cách quản trị page khá hiệu quả sau đây:
Nắm rõ trình quản lý Fanpage (Admin panel)
Có 5 vai trò trên trang có thẩm quyền quản trị Facebook. Mỗi vai trò khác nhau, công việc và tính chất sẽ khác nhau.
Quyền cao nhất trên trang là quyền Quản Trị Viên. Ở vai trò này, bạn sẽ được toàn quyền truy cập vào tất cả các chức năng trên page, Nếu bạn tạo ra fanpage, bạn sẽ là quản trị viên mặc định.
Sau đây là vai trò của các quyền trên Facebook.
Bạn phải nắm rõ được vai trò của bạn có những quyền hạn gì. Để khi làm việc, bạn phân chia đầu việc rõ ràng cho các bên liên quan
Ví dụ:
- Nếu bạn là người kiểm duyệt, bạn không thể chỉnh sửa và thêm ứng dụng trong Trang, nhưng có thể xóa, hoặc cấm mọi người vào Trang.
- Nếu bạn là bên doanh nghiệp đang thuê đối tác Agency để chạy quảng cáo, bạn nên cấp cho họ quyền của Nhà quảng cáo hoặc Biên tập viên.
Nắm được các tính năng trên trình quản lý Fanpage
Vào thông tin chi tiết để xem các tính năng chính trên trình quản trị Fanpage. Gồm có:
- Trang chủ: Trang chủ cho phép bạn xem toàn bộ thông tin hiển thị trên fanpage như:
- Timeline/Dòng thời gian: nơi hiển thị nội dung bài post, số lượng người like page v.v…
- Giới thiệu trang: cung cấp các thông tin liên quan đến page như mô tả, thể loại, SĐT, địa chỉ…)
- Ảnh, Video,…
- Hộp thư/Messages: Nơi hiển thị các tin nhắn từ người dùng tới trang.
- Quản lý việc làm: Đăng tải tin tuyển dụng cũng như quản lý hồ sơ ứng tuyển.
- Thông báo: Phần thông báo hiển thị tất cả các tương tác trên trang Fanpage của bạn. Ví dụ như lượt like, share, comment hoặc lượt nhắc đến, sự kiện gần bạn…
- Quản lý cửa hàng: nơi thống kê các đơn đặt hàng và thông tin thanh toán của khách hàng
- Công cụ đăng: nơi lưu trữ số liệu của các bài đã đăng trên trang, hay lên lịch cho các bài đăng mới.
Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng
Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng là bước không thể thiếu, kể cả khi bạn chỉ quản lý một fanpage nhỏ. Thường thì trong bảng kế hoạch truyền thông đã có đầy đủ chân dung của khách hàng mục tiêu và mục tiêu chiến dịch rồi. Nên bạn không cần quá đau đầu tìm kiếm nữa. Sau này, quá trình quản trị, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với tệp khách hàng fanpage.
Lập kế hoạch và xây dựng content cho Fanpage
Trước tiên, bạn phải hiểu rõ rằng fanpage là kênh bán hàng vô cùng nhiều tính năng. Để lập kế hoạch cho Fanpage, bạn có thể tham khảo các mẫu trong kế hoạch truyền thông tổng thể.
Hãy tập chung vào các yếu tố cần thiết sau: Nội dung, Khách hàng mục tiêu, Chiến lược tiếp thị, Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Phần kế hoạch quản trị Fanpage, bạn có thể tham khảo bài viết về kế hoạch truyền thông sau. Cơ bản, các đầu mục sẽ như nhau:
Dùng phần mềm quản trị Fanpage
Thường facebook đã cung cấp đủ công cụ để bạn quản trị Fanpage từ A-Z rồi. Tuy nhiên thì nhiều chiến dịch quảng cáo với quy mô lớn, sử dụng nhiều nền tảng tiếp thị. Doanh nghiệp sẽ thực hiện quản trị đa kênh trên 1 phần mềm. Khi đó, bạn phải làm quen với công cụ quản trị đa kênh để nâng cao hiệu suất làm việc hơn.
Có nhiều công cụ quản trị facebook sẽ tích hợp một số nền tảng khác. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng bằng phần mềm, các tính năng quản trị cơ bản hay nâng cao đều không mất đi.
Xây dựng tổng quan nội dung Fanpage theo nguyên tắc 70-20-10
Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 70-20-10 trong quản trị Fanpage Facebook để sáng tạo lên list nội dung hài hòa gồm:
- 70% nội dung gồm: thông tin liên quan đến thương hiệu, các nội dung mang lại giá trị cộng đồng của thương hiệu.
- 20% cộng đồng tiếp theo: các bài đăng không liên quan đến đối tượng trên, ví dụ như chương trình của ngành, các cập nhập quan trọng liên quan đến thị trường,…
- 10% cuốn hút bằng: Mã giảm giá; chương trình sales; giới thiệu sản phẩm mới v.v…
Duy trì hoạt động trên Fanpage đều đặn
Như đã đề cập, bạn không nên tập chung post bài quá nhiều. Nhưng việc đăng bài cần phải thực hiện đều đặn. Hoạt động trên page ngoài việc đăng bài, bạn có thể trả lời cmt, tương tác với đối tác. Hoặc tạo sự kiện hay livestream.
Tông giọng và tính cách thương hiệu
Có một vấn đề trong quản trị Fanpage thường bị lãng quên, đó là tính nhất quán của page. Đồng bộ tất cả mọi thứ từ bố cục, logo, bộ nhận diện, thiết kế ảnh, màu sắc… chính là công việc của nhà quản trị Fanpage. Điều này tạo nên sự chuyên nghiệp, tăng độ nhận diện của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Có một lỗi sai khá phổ biến của nhiều quản trị Fanpage là chạy đua theo trend quá nhiều. Nếu bạn là một doanh nghiệp bài bản, thì cái bạn cần làm là định vị bạn là ai trên thị trường này. Không thể để thị trường ảnh hưởng quá nhiều, nếu không, bạn sẽ mất đi những tệp khách hàng trung thành từng vất vả xây dựng.
Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp làm đẹp hướng đến đối tượng thanh niên. Tính cách thương hiệu của bạn phải là trẻ trung tươi vui chứ không nên quá nghiêm túc. Ngay cả những bài viết thuộc lĩnh vực chuyên gia chia sẻ, cũng nên điều hướng bài viết với giọng văn thân thiện dễ gần với các đối tượng hướng đến.
Nếu công việc quá bận bịu, bạn có thể sử dụng tính năng lên lịch Fanpage để tối ưu hoá thời gian đăng bài.
Sử dụng tính năng lên lịch đăng bài trên Facebook
Nếu đã chuẩn bị được nhiều nội dung và đảm bảo theo sát form kế hoạch. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng chức năng lên lịch đăng bài của Facebook cho 1 ngày, 1 tuần hay thậm chí cả tháng. Như vậy, khi bạn đang làm các công việc khác, bài viết của bạn vẫn đảm bảo được đăng đúng giờ.
Để sử dụng chức năng này, bạn có thể click vào biểu tượng đồng hồ ở góc bên trái trong khung đăng bài. Và cài đặt thời gian bài đăng hiển thị lên page.
Một Số Hoạt Động Trên Quản Trị Fanpage
Khi muốn quản trị Fanpage, bạn nên nắm vững một số hoạt động sau:
Thêm quyền quản trị viên Fanpage trên máy tính
Cách cài đặt quản trị viên cho Fanpage chỉ với các bước:
Bước 1: Ở phần Menu ở bên trái, truy cập ”Trang”.
Bước 2: Vào ”Fanpage” mà bạn muốn thêm quyền QTV
Bước 3: Trong bảng quản lý trang bên trái màn hình, chọn “Cài đặt”
Bước 4: Tìm mục ”Vai trò trên trang”
Bước 5: Ở thanh phía bên phải, bạn ấn “Chỉ định một vai trò mới trên trang”
Bước 6: Tại đây, bạn nhập trên Facebook của người bạn muốn add làm QTV. Nhấn vào Biên tập viên, đổi thành Quản trị viên trong menu thả xuống.
Lưu ý: Bạn có thể thực hiện các bước y hệt để thêm Biên tập viên cho fanpage. Nếu muốn thêm các nhà quảng cáo, người kiểm duyệt, bạn chỉ cần thay đổi lựa chọn để thêm người quản trị Fanpage.
Ấn chọn ”Thêm”, Nhập mật khẩu để xác nhận lưu định dạng.
Cách thoát quản trị viên trên Fanpage
Để thực hiện thoát quản trị viên trên page, bạn chọn làm y hệt như trên từ B1 đến B4. Sau đó, nhấp vào Vai trò hiện tại trên trang. Sau đó ấn nút Chỉnh sửa.
Nhấn vào Gỡ. Chọn Xác nhận.
Điền mật khẩu của Facebook để xác thực và nhấn Gửi. Hãy dùng mật khẩu mạnh để bảo vệ tài khoản khỏi nguy cơ bị xâm nhập. Một số trường hợp đáng tiếc khi bạn bị hacker xâm nhập. Bạn sẽ phải tham khảo cách lấy lại fanpage khi mất quyền quản trị.
Quản lý inbox Fanpage
Quản lý inbox là một công việc việc khá quan trọng khi bạn quản trị Fanpage. Yêu cầu của đầu việc này là phải rep lại cực nhanh và nhiệt tình. Tránh tình trạng làm mất khách hàng vào tay đối thủ.
Để quản lý tin nhắn đến page, bạn vào phần Meta Business Suite.
Kiểm tra inbox thường xuyên kể cả mục “Khác” – nơi mà tin nhắn của những người chưa theo dõi page của bạn được hiển thị.
Quản lý bình luận trên Fanpage
Nhiều khách hàng thường để lại yêu cầu cung cấp thông tin về sản phẩm nay tại bình luận. Thậm chí họ còn để lại cả thông tin cá nhân chờ bạn liên lạc. Vây nên quản lý bình luận là điều cực kỳ cần thiết khi bạn quản trị Fanpage. Hầu như phản hồi tin nhắn và bình luận là hai công việc phải làm ngay lập tức khi bạn cầm acc để quản lý Facebook.
Liên tục theo dõi page để kịp thời phản hồi khách hàng. Tránh để thông tin khách hàng lọt vào tay đối thủ làm tăng tỷ lệ mất khách.
Hiện nay Facebook vẫn là nền tảng truyền thông lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Cùng là kênh tiếp thị hàng đầu các doanh nghiệp chọn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị.
Nếu bạn đang muốn xây dựng và phát triển Fanpage cho riêng mình hoặc doanh nghiệp, hãy tham khảo qua chuỗi bài viết có nội dung liên quan sau của Digi Hero Agency:
Tổng kết
Quản trị Fanpage hiệu quả giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực và sức mạng của kênh truyền thông này. Từ đó gia tăng độ nhận diện, đem về doanh thu rực rỡ. Bài viết trên của Digi Hero Agency đã giới thiệu về quản trị Fanpage là gì, và các bí quyết quản trị Fanpage hiệu quả. Hi vọng các kiến thức trên có thể giúp bạn nắm chắc công cụ này trong tay. Từ đó hỗ trợ cho hoạt động Marketing thật hiệu quả.