Tất cả giáo trình đều khuyên bạn phải tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate). Tất cả các bậc thầy đều đưa kỹ năng chuyển đổi bán hàng vào giáo trình giảng dạy. Nhưng nếu bạn vẫn đang nghĩ tăng tỷ lệ chuyển đổi là tìm mọi cách để sale chốt khách, thì bạn đang cực kỳ sai lầm! Ngày hôm nay, hãy cùng Digi Hero tìm hiểu bản chất của chuyển đổi và bí quyết tăng tỷ lệ chuyển đổi ngành hàng của bạn nhé!
Conversion Rate/ Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trong Marketing Là Gì?
Trong định nghĩa chung nhất, Conversion (chuyển đổi) là quá trình chuyển hóa thứ gì đó từ dạng này sang dạng khác.
Trong kinh doanh, conversion được hiểu là sự chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Bởi trong Marketing rất rộng và nhiều ngành nhỏ, nên sự chuyển đổi này được cụ thể hóa dựa vào từng mục tiêu Marketing của doanh nghiệp. Ví dụ:
- Chuyển đổi từ khách hàng truy cập website thành khách hàng đăng ký form.
- Chuyển đổi từ khách hàng tới xem hàng hóa thành khách hàng mua hàng.
- Chuyển đổi từ khách hàng dự hội thảo miễn phí thành khách hàng dùng dịch vụ
Trong Marketing online hoặc cụ thể hơn là Website, Conversion rate (CR/CVR) được định nghĩa như: “Con số thể hiện tỷ lệ khách chuyển đổi”. Conversion rate là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu bạn không thể chuyển đổi từ khách truy cập sang dòng tiền, bạn đang quảng cáo để làm gì?
Công Thức Tính Tỷ Lệ Chuyển Đổi – Conversion Rate
Công thức tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách lấy số lượng chuyển đổi chia cho tổng số khách truy cập.
CR (tỷ lệ chuyển đổi) = (Tổng số mục tiêu đặt được/ Tổng số truy cập vào website) x 100%
Chú ý: Mục tiêu và traffic phải được đo lường trên cùng một đơn vị thời gian
Ví dụ: Trang web nhận được 200 khách hàng truy cập/tháng. Trong tháng đó có 50 sản phẩm bán ra. Khi đó CR là (50/ 200): 100% = 25%.
Một ví dụ khác: website chuyên bán mỹ phẩm trong đợt khuyến mãi tháng 1 có thống kê 550 lượt truy cập. Trong đó có 260 lượt đăng ký mua hàng. CR = 260/550*100% = 47%
Cách Tăng Conversion Rate (Tỷ Lệ Chuyển Đổi) Cho Website
Tốc độ tải trang cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Có một sự thật là dù kiến thức của bạn cực hay, nhưng nếu khách hàng phải đợi 1’, thậm chí là 5’ chỉ để chờ web load. Họ sẵn sàng thoát ra để tìm kiếm những sự lựa chọn tốt hơn. Khi tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) cao hơn Traffic sẽ ảnh hưởng đến CR.
Để cải thiện tốc độ tải trang, bạn hãy thiết kế giao diện website tối ưu hơn, tập chung vào hình ảnh hoặc tối ưu hóa database.
Để kiểm tra website của bạn đang load nhanh hay chậm, hãy vào: https://pagespeed.web.dev/?hl=vi
Tối ưu hoá giao diện
Trong Website có 2 yếu tố quan trọng cần tối ưu hóa là UX/UI. Khi sửa xong, giao diện web trông bắt mắt, đẹp và thân thiện hơn. Điều này giúp ấn tượng của khách hàng với website của bạn chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn. từ đó Tăng thiện cảm để khách hàng tiến hành các hành động chuyển đổi tiếp theo.
Để xây dựng giao diện chuyên nghiệp, hãy chú ý tới các yếu tố sau:
- Hình ảnh sắc nét, độc đáo, sử dụng các hiệu ứng hình ảnh như xuất hiện, nhấn mạnh….
- Màu sắc: Có một màu chủ đạo và bảng màu bổ sung. Thống nhất concept để đồng bộ hóa với các nền tảng khác.
- Content theo chiến lược Marketing của doanh nghiệp
- Bố cục tối giản, nổi bật CTA mua hàng, hoặc các nút kêu gọi hành động khác (như đăng ký, điền họ tên,…)
- Thông tin rõ ràng, mạch lạc,…
- Tích hợp phương pháp thanh toán online vào giỏ hàng.
Kiểm tra đề mục trang web
Thực ra đề mục website vẫn nằm trong tối ưu hóa giao diện, Nhưng chúng tôi quyết định tách ra làm một mục riêng bởi vì nếu giao diện cần nhiều đến kỹ thuật, thì đề mục liên quan đến nội dung nhiều hơn. Cụ thể:
- Headline/Tiêu đề: Đây là phần khởi đầu bài viết nằm ở trên cùng, hay còn được gọi là tên bài viết. Đề mục được mô tả ngắn gọn, chứa từ khóa chính và có độ dài từ 50-70 ký tự.
- Subtitle/ Đề mục con/ Thẻ Heading: đây là sườn bài viết. Cung cấp những thông tin tóm tắt cho từng đoạn văn. Heading cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi và phân loại những thông tin bạn cung cấp.
- Bullet point: Các mục nhỏ có chứa thông tin mở rộng của Heading. Ví dụ: Heading có tên là: Tại sao Marketing lại quan trọng cho doanh nghiệp, thì Bullet point sẽ liệt kê các yếu tố quan trọng đó. Khi khách hàng chỉ đơn giản truy cập trang web để tìm kiếm một thông tin nào đó, họ sẽ chú ý nhiều hơn vào Bullet Point.
- Social proof: Các số liệu, bằng chứng để tăng sự tin tưởng, từ đó tăng conversion rate hơn các bài viết khác.
- Testimonial: Đây là mục đánh giá của khách hàng, thể hiện mức độ hài lòng của người dùng khi trải nghiệm dịch vụ trên trang web.
Thiết lập A/B Testing tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi thường biến động rất thất thường, có thể tăng lên/giảm xuống tùy từng thời điểm. Nhưng mỗi khi con số này biến động, bạn phải tìm ra lỗi và fix ngay lập tức nếu không muốn đối mặt với những hậu quả khó lường hơn. Thường khi không biết fix lỗi từ đâu, các nhà quảng cáo đặt ra thử nghiệm với 2 landing page A hoặc B.
Đây là một trong những phương án trực quan nhất. Bạn có thể đo lường chính khách hàng đang có vấn đề gì dẫn đến tăng/giảm tỷ lệ chuyển đổi đối với trang web của mình. Nếu website của bạn đã có traffic nhiều và ổn định, bạn có thể thử tối ưu tỷ lệ chuyển đổi bằng phương pháp này.
Tích hợp live chat
Live Chat gần giống như một phím tắt hiện lên khi khách hàng đang xem website, nhưng dưới dạng bản to đầy đủ thông tin hơn. Phần nút liên hệ này sẽ giúp trang web bạn trông trở nên chuyên nghiệp hơn. Nó bổ sung cho nút kêu gọi hành động CTA. Nhưng mục đích hướng đến sự giao tiếp gần gũi hơn giữa người mua và doanh nghiệp.
Khi tương tác trực tiếp qua live chat, khách hàng được giải đáp các vấn đề ngay lập tức. Từ đó bạn cũng dễ dàng khắc phục được lỗi để cải thiện trang web và conversion rate của mình tốt hơn.
Chèn video giới thiệu sản phẩm
Chèn video giúp trang web của bạn chuyên nghiệp và trực quan hơn. Và bây giờ xu thế của khách hàng thích những thông tin dưới dạng video. Vậy nên để tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn có thể sử dụng những video dang demo sản phẩm, mô tả sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng. Đây là một chiến lược tiếp thị rất thành công đối với thị trường nước ngoài.
Kết hợp với đối thủ
Thay vì cạnh tranh, tại sao không cùng hợp tác. Nhưng ý tôi ở đây chính là dùng đối thủ như một công cụ so sánh để nổi bật sản phẩm của hai bên.
Việc nhắc đến thương hiệu khác như một con dao hai lưỡi. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị truyền thông ngược khiến người xem quay lưng và mua của bên đối thủ. Tuy nhiên nếu cách này thành công, chắc chắn bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi vùn vụt mà tốn cực ít chi phí Marketing.
Đầu tiên, điều bạn cần là một đối thủ đủ mạnh, đủ chắc để “bám” vào.
Bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ đối thủ quả các công cụ phân tích thị trường. Bạn phải xác định được điểm mạnh điểm yếu của họ, sau đó so sánh cùng với bên mình. Cuối cùng, kết luận để tìm ra những cơ hội khác biệt.
Ứng dụng CTA (Lời kêu gọi hành động) hiệu quả
CTA là công cụ then chốt để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng đã mua. Khi dùng CTA bạn có thể dùng các câu văn, hình ảnh, nút để thúc đẩy khách hàng mua hàng. Nhưng chúng tôi sử dụng một công cụ hiệu quả hơn rất nhiều, mà ngày hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn.
Đó chính là đồng hồ đếm ngược thời gian!
Đánh vào tâm lý khách hàng thường ham đồ sale, giá rẻ, đồng hồ đếm ngược như một cách thúc giục khách hàng mua nhanh không hết thời gian, hết voucher. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
Bên cạnh đồng hồ đếm giờ là một số nút CTA như: Mua ngay, Đăng ký ngay…
Tạo ra thêm các mức độ cấp thiết
Có hai loại tính cấp thiết thường gặp:
- Sự khan hiếm về số lượng
- Sự khan hiếm về thời gian
Nếu như sự khan hiếm thời gian có thể dùng đồng hồ để miêu tả. Thì sự khan hiếm về số lượng thường thể hiện dưới dạng Banner Pop-up.
Loại bỏ các yếu tố gây phân tán sự chú ý
Bạn nghĩ khách hàng coi Website là nơi cung cấp thông tin và vì không biết khách hàng muốn gì, bạn quyết định nhét tất cả chúng vào một trang web.
Sự thật thì khách hàng ưu tiên những thông tin có ích cho họ hơn là yếu tố đầy đủ. Vậy nên hãy tối giản hóa website bằng cách loại bỏ những thông tin không cần thiết. Hãy xác định các yếu tố gây phân tán sự chú ý, sau đó đưa ra những phương án để loại bỏ chúng.
Tỷ Lệ Chuyển Đổi Cao Có Thực Sự Tốt Đối Với Doanh Nghiệp?
Marketing là một phần quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Sự thành bại của một chiến dịch tiếp thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu. Nó có thể đẩy thương hiệu lên top 1 ngành hàng chỉ sau 1 năm. Nhưng, cũng có thể phủi sạch bao nhiêu công sức xây dựng của cả một tập thể. Vậy nên khi thực hiện bất cứ hoạt động nào, chúng ta đều cần đánh giá hiệu quả.
Và tỷ lệ chuyển đổi sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công hay thất bại của chiến dịch.
Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, và chiến dịch được coi là thất bại. Chúng ta nên tối ưu nó bằng các phương pháp từ kiểm tra lại, fix lỗi, đến thử nghiệm,… Kể cả khi tỷ lệ chuyển đổi đang ở mức khá, bạn vẫn phải tối ưu. Bởi vì bản chất của tối ưu là liên tục làm tốt hơn cái hiện tại cho đến khi không tìm được ra cái nào tốt hơn nữa.
Tỷ lệ chuyển đổi cũng là 1 trong 5 yếu tố được mô hình 5WAY
Mô hình 5WAY là chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng qua những yếu tố then chốt nhất. Đây là mô hình phát triển có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận lên tới 61%. Các yếu tố trong mô hình này bao gồm:
- Tỷ lệ chuyển đổi – Conversion Rate
- Số khách hàng tiềm năng – Lead Generation
- Số lượng giao dịch trung bình – Average Sale
- Doanh thu trung bình mỗi giao dịch – Average Number of Transactions
- Tỷ suất lợi nhuận – Profit Margin
Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí trên từng khách hàng.
Có nghĩa là cùng 1 lượng khách hàng đầu vào, cùng 1 ngân sách, nhưng % Conversion rate tốt hơn sẽ kéo theo chuyển đổi tốt hơn. Như vậy, chi phí trên từng chuyển đổi thấp xuống.
Một số nội dung liên quan mà bạn có thể tham khảo thêm:
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu hết hết những thông tin về Conversion rate cũng như cách để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Hy vọng bạn tiếp thu được các thông tin hữu ích này và vận dụng nó cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp mình một cách thông minh nhất.
Theo dõi và cập nhập nhiều kiến thức bổ ích bằng cách theo dõi Digi Hero Agency nhé!