Xu hướng tiêu dùng của người Việt đã thay đổi như thế nào trong bức tranh suy thoái kinh tế? Liệu đó là “nguy” hay “cơ” cho sự phát triển của doanh nghiệp trong năm 2024?
Năm 2023 đã đi qua 9/10 chặng đường. Những tháng cuối năm này là lúc các nhà quản lý trăn trở về kế hoạch phát triển năm tới. Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, đâu là chiếc chìa khóa mở ra cơ hội tăng doanh thu cho doanh nghiệp? Câu trả lời chính là: Đón đầu xu hướng tiêu dùng. Bài viết dưới đây của Digi Hero sẽ cập nhật tất cả những xu hướng tiêu dùng tiềm năng nhất của 2024, cũng như bí kíp làm chủ chiếc chìa khóa thành công này giúp doanh nghiệp tăng trưởng đột phá!
Tổng Quan Về Thị Trường Tiêu Dùng Hiện Nay
Sự thay đổi hành vi mua sắm trong thị trường trực tuyến
Kinh tế Việt Nam đã đi qua 9/10 chặng đường với nhiều số liệu tích cực về sự phục hồi. Nhưng suy thoái kinh tế vẫn bao trùm trên bức tranh thị trường tiêu dùng nửa cuối 2023. Biến đổi kinh tế chính là nguyên nhân hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rõ rệt.
Người dùng đang dần mua sắm một cách thông minh hơn, rõ ràng hơn về giá trị sản phẩm. Thay vì mua thứ mong muốn, họ chọn mua thứ thật sự cần.
Thay vì các mặt hàng hình thức và thương hiệu, người tiêu dùng lựa chọn các mặt hàng dựa trên chất lượng, công dụng và ứng dụng cao. Giá mặt hàng là yếu tố đầu tiên nhiều người tiêu dùng cân nhắc khi tham khảo một sản phẩm nào đó, thay vì tính năng sử dụng như trước kia.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người tiêu dùng đang chuyển sang chọn mua tại các cửa hàng có mức giá thấp hơn. Hoặc chuyển qua mua sắm online để tiết kiệm chi phí.
“Trong biểu đồ tăng trưởng mua sắm năm 2023, mua sắm trực tuyến đã tăng 64%, là hình thức mua hàng được ưa chuộng nhiều nhất.”
Lượng mua tăng đột biến vào các dịp siêu sale và mặt hàng được mua thường là mặt hàng cần thiết.
Người dùng hi vọng vào công nghệ số như một công cụ giúp họ tiêu dùng thông minh hơn. Giúp họ mua được giá hời hơn, tìm đồ chất lượng giữa muôn vàn ngách trên thị trường bán hàng online.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và ngày càng nâng cao tiêu chuẩn mua hàng. Các chiến lược kinh doanh, truyền thông trước đó của doanh nghiệp có thể trở nên không còn phù hợp. Nếu bạn không tối ưu lại cách làm việc, rủi ro về dòng lợi nhuận và tài chính doanh nghiệp có thể đến với bạn bất cứ lúc nào.
Cơ hội nào cho các doanh nghiệp trong năm 2023
Bối cảnh kinh tế – xã hội trong năm 2023 đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp đang triển khai hình thức mua sắm trực tuyến. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn có cơ hội tăng trưởng đáng kể.
“Bán hàng đa kênh (Omnichannel) tiếp tục chứng minh được vai trò quan trọng khi có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là 68,01%. Cao hơn rất nhiều so với bán hàng trực tuyến (16,9%) hoặc bán tại cửa hàng (15,07%).”
Omnichannel đang là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp trong việc tổng hợp thông tin dữ liệu của người dùng tại một trung tâm quản lý duy nhất.
Người tiêu dùng gen Z tăng trưởng mạnh, chiếm phần lớn trong lực lượng tiêu dùng hiện nay. Nhóm người dùng này thành thạo công nghệ và ưa chuộng mua sắm online, chú trọng trải nghiệm khi mua hàng.
Gen Z trở thành nhóm tiêu dùng quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Thế hệ gen Z đang là thế hệ được kỳ vọng tạo nên đột phá trong tăng trưởng toàn cầu.
Dự Báo Về Những Xu Hướng Tiêu Dùng Mong Đợi Trong Năm 2024
Xu hướng ứng dụng công nghệ thông minh trong tiêu dùng
Với sự trợ giúp của công nghệ thông minh, xu hướng tiêu dùng đã trở nên tiện lợi hơn. Người tiêu dùng không chỉ sử dụng Smartphone mà còn ứng dụng các thiết bị như đồng hồ thông minh, laptop… để mua sắm và giải trí.
Khách hàng đã được tích hợp trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo hay chatbot trong trải nghiệm mua sắm. Trong thanh toán, người tiêu dùng có thể dùng công nghệ thông minh để giao dịch hay đặt vé… một cách nhanh chóng.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhanh nhạy trong việc sử dụng công nghệ thông minh vào tiêu dùng. Họ coi công nghệ như một công cụ hỗ trợ mua sắm thông minh hơn, tiện lợi hơn. Trong năm 2024, xu hướng ứng dụng công nghệ thông minh sẽ còn lan rộng ra các tỉnh thành xa hơn. Không còn gói gọn trong các đô thị phát triển.
Thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm online tăng
Mua sắm online không còn gói gọn trong các sự kiện lớn như Ngày Độc thân, Black Friday. Người tiêu dùng đang dần coi mua sắm online là tất yếu giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi.
Không chỉ dừng lại ở đó, người tiêu dùng không ngừng nâng cấp yêu cầu với mua sắm trực tuyến. Đối với họ, mua hàng online không chỉ dừng lại ở việc mua và trả tiền một sản phẩm. Mà còn là một trải nghiệm dịch vụ phải đem đến sự hài lòng. Điều này gây ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong vấn đề tối ưu hóa mua sắm. Hay tạo ra những trải nghiệm độc đáo.
Xu hướng tiêu dùng bền vững
Chọn lựa các sản phẩm có yếu tố “xanh”, chủ động tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Hay là sẵn sàng chi trả cho yếu tố “bền vững” của sản phẩm… Đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng mà doanh nghiệp cần nắm bắt.
Tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững được lan tỏa mạnh mẽ nhất sau đại dịch COVID-19. Đây là một xu hướng sống với mục tiêu hạn chế rác thải và các tác động xấu đến môi trường.
Người tiêu dùng có nhận thức và chủ động tìm hiểu về các sản phẩm ”xanh” và “bền vững”. “Tái chế, kéo dài vòng đời sản phẩm, tiết kiệm” chính là từ khóa tiêu biểu của xu hướng này.
Ví dụ tiêu biểu nhất cho tiêu dùng bền vững chính là sự lên ngôi của thị trường đồ second hand. Thay vì dùng kiểu “thời trang nhanh” (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), người dùng chọn cách tái sử dụng, kéo dài vòng đời của quần áo. Xu hướng này mạnh mẽ đến mức khiến nhiều hãng thời trang lớn trên toàn cầu bắt đầu thực hiện các chương trình như đổi cũ – lấy mới. Hoặc nhận lại đồ cũ từ khách hàng để tái chế hoặc tái sử dụng. Từ đó, giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ tác động tiêu cực đến môi trường.
Xu hướng tiêu dùng đề cao sức khỏe và hạnh phúc ở người tiêu dùng
Một báo cáo của Accenture trên 11.000 người tiêu dùng ở 16 quốc gia đã chứng minh rằng: Sức khỏe và cảm xúc là yếu tố thiết yếu của người dùng khi mua sắm. Ngay cả khi đối mặt với tình trạng bất ổn lan rộng và căng thẳng về tài chính cá nhân, người tiêu dùng vẫn chi mạnh tay cho các mặt hàng chăm sóc cơ thể và tinh thần. Con số mua sắm này có thể tăng 10% trong những năm tới.
Xu hướng này có thể là một cơ hội chuyển dịch doanh nghiệp mạnh mẽ, khi bạn có thể gắn liền các hoạt động tiếp thị vào yếu tố chăm sóc sức khỏe khách hàng. Ngay cả khi sản phẩm của bạn không thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ví dụ: Các sản phẩm làm đẹp nên được quảng cáo về các thành phần tự nhiên tốt cho làn da so với các sản phẩm khác trên thị trường.
KOLs, KOC và tầm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Marketing KOLs, KOC đang phát triển thành một trong những kênh tiếp thị có sức ảnh hưởng nhất trên MXH.
Số liệu cho thấy 55% người dùng gen Z trước khi quyết định mua hàng có sự tham khảo từ những người dùng có sức ảnh hưởng. Kênh tiếp thị KOLs, KOC phát triển mạnh mẽ và ghi nhận số lượng nhà bán hàng đang sử dụng kênh vượt qua sàn thương mại điện tử. Điều này giúp kênh lọt lọt top 3 kênh Marketing được đánh giá hiệu quả cao nhất (cùng với tiếp thị cửa hàng và quảng cáo trên mạng xã hội).
Làm Chủ Xu Hướng Tiêu Dùng Trong Năm 2024
Biến mua sắm trở thành một phần của phong cách sống
Trong nhận thức của người tiêu dùng, mua sắm không chỉ đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu sử dụng, mà còn bao hàm nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu. Ngoài những yếu tố về giá cả, chất lượng, người tiêu dùng còn tìm kiếm ở thương hiệu những trải nghiệm ấn tượng khi mua hàng. Qua món hàng, họ muốn thể hiện phong cách của bản thân.
Vậy nên, để chinh phục người tiêu dùng khó tính xuống tiền, bạn nên xây dựng thương hiệu. Nơi người quan tâm nhìn ra được văn hoá, giá trị của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Hãy đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả trải nghiệm tiêu dùng.
Brand thành công nhất trong câu chuyện thương hiệu phải nói tới TH True Milk với slogan: Vì sức khỏe cộng đồng. Hay như thương hiệu Starbuck: chia sẻ không gian sống.
TikTok vẫn là thị trường tiềm năng tăng trưởng mạnh trong năm 2024
Trong quý II/2023, doanh thu của TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee. Với hơn 16.300 tỷ đồng/117 triệu sản phẩm bán ra. TikTok cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất. TikTok cũng có thời gian sử dụng trung bình hàng ngày cao nhất trong năm 2023. Với các số liệu khả quan về tệp người dùng trẻ (49,86 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên), TikTok chính là hướng đi tiềm năng doanh nghiệp cần đẩy mạnh trong năm 2023.
Đầu tư vào một lĩnh vực tạo ra doanh thu
Sang năm tới, doanh nghiệp bắt buộc phải chọn một lĩnh vực tạo ra doanh thu để đẩy mạnh. Lựa chọn này có sau khi cân nhắc về tiết kiệm chi phí vận hành và sự khởi sắc của những yếu tố bên ngoài như thuế doanh nghiệp, lãi suất, thuế giá trị gia tăng,… Song song với việc bảo vệ các kênh doanh thu, những hình thức tối ưu chi phí như tinh gọn đội ngũ nhân sự, ứng dụng chuyển đổi số, tiết kiệm phí vận chuyển,… Cũng là những cách mà doanh nghiệp có thể làm để hạn chế thất thu.
Tuy chỉ là kế hoạch tạm thời nhưng việc tập trung vào một lĩnh vực có thể khiến doanh nghiệp rơi vào thế chọn lựa: được ăn cả hoặc ngã tay không. Trước tình hình này, chiến lược nên được thay đổi như thế nào để nắm chắc phần thắng?
ECOMMUATET – Ngày hội thương mại điện tử mùa Tết
Trước những thay đổi của xu hướng thị trường và tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, chiến lược nào là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp? Làm thế nào để tận dụng TikTok để định vị “TÔI LÀ AI” trên thị trường? Chuyển đổi từ câu chuyện thương hiệu sang tương tác và bán hàng trên TikTok thế nào đạt hiệu quả cao nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong ECOMMUATET – Ngày hội thương mại điện tử do Taki Academy và Digi Hero tổ chức.
Ngày hội diễn ra vào 15, 16/12/2023 tại khách sạn FORTUNA, số 6B, Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội