Mỹ phẩm là một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn nhiều tiềm năng bùng nổ doanh số. Tuy nhiên, như bất kỳ lĩnh vực khác, thì ngành nghề này cũng mang theo nhiều rủi ro riêng. Việc nhận thức và tìm hiểu những rủi ro này là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất tránh thất thoát về nhân lực và tài sản. Ngày hôm nay, hãy cùng Digi Hero tìm hiểu về 7 rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm thường gặp và cách giải quyết nhé!
1. Sự cạnh tranh gay gắt đến từ thị trường.
Rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm
Thị trường mỹ phẩm hiện nay có rất nhiều thương hiệu lớn cạnh tranh với nhau. Theo báo cáo của Statista, tính đến năm 2023, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có hơn 3.000 thương hiệu tham gia, bao gồm cả thương hiệu nội địa và ngoại nhập.
Trong đó, 80% là các thương hiệu đại chúng, 15% là thương hiệu tầm trung và 5% là thương hiệu cao cấp.
Trong nhóm hàng chăm sóc da, các thương hiệu ngoại dẫn đầu về doanh số.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
Cách khắc phục cho rủi ro cạnh tranh cao
Khi là một nhãn hàng sinh sau đẻ muộn, bạn bắt buộc phải tìm ra một hoặc nhiều điểm mạnh của doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh với các ông lớn uy tín, thị phần lớn. Với những doanh nghiệp nhỏ và nguồn lực yếu, tập trung vào sản phẩm và dịch vụ và bước đi thông minh nhất. Với những doanh nghiệp có nguồn lực mạnh, họ có thể thực hiện các chiến lược đập ads, khuyến mãi sập sàn… Và khi bạn là nhãn hàng to hay nhỏ, nhiều tiền hay ít tiền thì cập nhật xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng liên tục là điều cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh.
2. Rủi ro nguồn hàng khi kinh doanh mỹ phẩm
Chỉ một lô hàng giả, hàng nhái cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín nhiều năm xây dựng của nhãn hàng. Với tệp khách hàng làm đẹp thì họ lại cấm kị việc dùng hàng kém chất lượng. Vậy nên trong kinh doanh mỹ phẩm tìm kiếm nguồn hàng uy tín là một công việc cực kì quan trọng.
Các nhãn hàng lớn sẽ có nhà máy sản xuất cùng dây chuyền kiểm định riêng. Các đại lý mỹ phẩm cũng có đội thu mua. Vậy nếu bạn mới bắt đầu bán mĩ phẩm? Hãy tham khảo các nguồn đại lý uy tín. Trường hợp nhập hàng từ các chợ đầu mối, hãy thuê người có kinh nghiệm để dẫn đường nhé! Tìm kiếm nguồn hàng đáng tin cậy sẽ tránh được nhiều rủi ro sau này.
3. Rủi ro pháp lí khi kinh doanh mỹ phẩm
Ngành mỹ phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật với nhiều quy định về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo. Tuy nhiên trên thị trường nhiều chủ doanh nghiệp, nhiều nhãn hàng lại cố tình tìm các trục lợi về mình. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật. Nếu nhẹ nhàng thì doanh nghiệp của bạn bị phạt còn nặng nhất là đóng cửa doanh nghiệp và vướng vào lao lý. Việc kết hợp pháp luật trong kinh doanh là cần thiết để tránh điều này có thể xảy ra.
4. Rủi ro vốn khi kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm yêu cầu có nguồn vốn nhất định để đầu tư cho hàng hóa, cửa hàng, tiếp thị và nhiều hoạt động khác. Lập kế hoạch tài chính chính xác và quản lý hiệu quả vốn là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh được chia sẻ.
5. Rủi ro tiếp thị khi kinh doanh mỹ phẩm
Thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu uy tín là một công thức lớn trong kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên trong vấn đề tiếp thị, doanh nghiệp cũng có thể mắc những rủi ro như:
- Quảng cáo sai lệch về sản phẩm, thành phần và hiệu quả sử dụng.
- Xu hướng tiêu dùng trong ngành mỹ phẩm thay đổi liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật và thích ứng nhanh chóng
- Mạng xã hội là một kênh tiếp thị hiệu quả, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cách hạn chế rủi ro tiếp thị khi kinh doanh mỹ phẩm:
- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ.
- Phát triển chiến lược tiếp thị độc đáo và hiệu quả.
- Cung cấp thông tin chính xác và minh bạch cho khách hàng.
- Lắng nghe nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Cập nhật xu hướng thị trường và sáng tạo những sản phẩm mới.
- Tuân thủ các quy định về quảng cáo.
- Có biện pháp bảo vệ thương hiệu và sản phẩm khỏi nạn hàng giả, hàng nhái.
- Quản lý tốt các hoạt động truyền thông xã hội.
Bằng cách nhận thức được những rủi ro tiếp thị và có biện pháp phòng ngừa phù hợp, các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm có thể gia tăng cơ hội thành công trong thị trường cạnh tranh này.
6. Quản lý
Đôi khi rủi ro lại đến từ chính những quy trình như kho, quản lí hay chăm sóc khách hàng. Hãy đảm bảo quản lý tốt các khâu như nhập hàng, kho bãi, bán hàng, nhân viên. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ. Áp dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh là một giải pháp hiệu quả.
7. Xu hướng
Không chỉ thời trang mà mỹ phẩm cũng là ngành đi theo xu hướng cực mạnh. Thị trường mỹ phẩm luôn thay đổi theo xu hướng mới về sản phẩm, công nghệ và tiếp thị. Cập nhật xu hướng mới nhất và đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh là điều quan trọng trong kinh doanh mỹ phẩm.
Nếu như bạn đang muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh mỹ, hãy tham khảo qua chùm bài viết cùng chủ đề sau của Digi Hero Agency:
Nhận thức về những rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm là điều cực kỳ quan trọng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược kinh doanh hợp lý, bạn có thể hạn chế tối đa rủi ro và đạt được thành công trong lĩnh vực này. Hãy liên hệ với Digi Hero Agency để được tư vấn và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.